Cần Thơ phát huy giá trị tốt đẹp của Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy

2024-12-21 13:16:16
Nhiều trải nghiệm hấp dẫn tại Lễ hội Khinh khí cầu Cần Thơ năm 2023
Thụy Sĩ khảo sát phát triển du lịch bền vững tại TP Cần Thơ

Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy năm nay diễn ra trong 3 ngày (30/5 đến 1/6, nhằm ngày 12, 13, 14 tháng 4 Âm lịch), với các hoạt động truyền thống như: Lễ đưa sắc Thần du ngoạn, lễ tế Thần nông, lễ thay khăn Sắc thần, lễ xây Chầu, lễ tế Bàn soạn, lễ Túc Yết, lễ Chánh tế, lễ Tôn Vương, lễ tế Sơn Quân…

Bên cạnh đó quận bình Thủy còn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao như: Triển lãm sách, báo; thư pháp; chương trình “Tìm về di sản”; quảng bá, xúc tiến du lịch; lễ hội bánh ngon, hội thi mâm xôi nghệ thuật, hát tuồng cổ, giao lưu đờn ca tài tử; giải xe đạp mở rộng, giải cờ tướng quận Bình Thủy…

Lãnh đạo TP Cần Thơ tham quan Đình Bình Thủy, nơi diễn ra Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình năm nay.

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Lê Phước Lợi - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy - nhấn mạnh, việc giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc, góp phần khẳng định những giá trị truyền thống lâu đời của đất và người Cần Thơ.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường dâng hương tại Đình Bình Thủy sáng 30/5.

Ông Lê Phước Lợi cho biết, để tiếp tục giữ gìn, phát huy di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy cũng như giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể cấ quốc gia, thời gian tới địa phương sẽ chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP trong công tác định hướng, phát triển Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy thành một hoạt động du lịch - văn hóa, tín ngưỡng thường niên với quy mô cấp thành phố; phát triển Đình Bình Thủy thành điểm du lịch văn hóa đặc thù, hấp dẫn, là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Học sinh lắng nghe giới thiệu về truyền thống văn hóa cũng như kiến trúc độc đáo của Đình Bình Thủy.

Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Đình được xây dựng vào năm 1844 và được vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29/11 năm Nhâm Tý (1852).

Sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, đầu thế kỷ XX, nhân dân cất lại Đình như hiện nay ngay tại vàm Bình Thủy bằng gạch ngói và hoàn thành năm 1910. Đến năm 1989, Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, Đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn được tổ chức long trọng là: Lễ Kỳ Yên Thượng Điền và lễ Kỳ Yên Hạ Điền. Vào các ngày này, dân làng mở lễ hội đình để tưởng niệm công tích của các vị thần, các bậc tiền nhân mở đất, các anh hùng dân tộc. Lễ hội này là nét văn hóa đặc trưng của các bậc tiền nhân để lại khi xây dựng xóm làng, lập ấp tại vùng đất Bình Thủy, được truyền từ nhiều thế hệ đến ngày nay và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Quảng Bình: Hàng nghìn người tham gia lễ hội Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản
Sáng 5/2, nhằm rằm tháng Giêng năm Quý Mão, ngư dân làng biển xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ Cầu ngư và phát động ra quân mùa biển mới 2023.
Lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp 'chân - thiện - mỹ' của dân tộc
Đây là mong muốn, gửi gắm của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến những người làm truyền hình tại lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, tối 18/3, tại TP. Hải Phòng.
Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Đó là lời khẳng định của Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO Lazare Eloundou Assomo tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vào chiều 27/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao.

Top