Ngày của cha: Những lời chúc cảm động nhất |
Ngày của cha là ngày nào trong năm 2020? |
Ngày của Cha 21/06/2020 |
Lịch sử ra đời ngày của cha – Father’s Day
Hình tượng người cha ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành tính cách của con cái sau này, thế nhưng có khá ít bạn trẻ biết đến ngày của cha (Father’s Day) hay còn gọi là ngày của bố, đa phần trong họ biết đến ngày của mẹ, ngày quốc tế phụ nữ, ngày phụ nữ Việt Nam…vv. Vì sao chúng ta lại không biết đến ngày này?
Father’s Day (Ngày của Cha) là ngày lễ xuất hiện nhằm mục đích tôn vinh những người làm Cha, cương vị làm Cha. Đây cũng là dịp để con cái thể hiện sự tôn kính biết ơn đối với người Cha và công khó nhọc của Cha trong suốt nhiều năm qua. Ngày của Cha được tổ chức thường xuyên vào ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Cha là tình yêu đầu của con gái và là người hùng đầu tiên với con trai |
Nguồn gốc ngày của cha – Father’s Day (ngày của cha đầu tiên)
Ngày của cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 5/7/1908 tại Fairmont, Tây Virginia bởi cô Grace Golden Clayton. Clayton là người muốn tổ chức ngày lễ kỷ niệm này với mục đích tưỡng nhớ cuộc sống của 210 người đàn ông (đã có gia đình) đã hy sinh trong thảm họa khi thắc mỏ Monogah vài tháng trước cũng tại phía Tây Virginia.
Tiếp theo sau đó 2 năm, ngày của cha thứ hai được tổ chức bởi cô Sonora Smart Dodd vào ngày 19/06/1910 tại Spokane, Washington, USA. Đây là dịp lễ kỷ niệm mà Sonora Smart Dodd muốn dàng tặng riêng cho người cha để thể hiện sự tôn kính biết ơn, công khó của cha đã âm thầm lặng lẽ một mình nuôi day 6 người con lớn khôn sau khi người mẹ qua đời. Người cha trong mắt Sonora là hình tượng của sự hi sinh, vị tha và bao dung.
Ngày của Cha, chủ nhật thứ 3 của tháng sáu… Hãy nhớ! |
Lịch sử hình thành ngày của cha – Father’s Day (1972)
Ý định thành lập ngày của cha đầu tiên được Tổng thống Woodrow Wilson đưa lên Quốc hội Mỹ vào năm 1916 sau khi đến Spokane để nói chuyện, thế nhưng ông đã không được Quốc hội thông qua vì sợ nó sẽ bị thương mại hóa.
Năm 1924, Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đã đề nghị đưa ngày của cha vào diện ngày được quan sát bởi quốc gia thế nhưng nó vẫn chưa được công bố tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 1957, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith đã viết một kiến nghị buộc tội Quốc hội đã phớt lờ đi ngày của Cha trong suốt 50 năm trời, trong khi đó chỉ tôn vinh các bà mẹ.
Năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã đưa ra lời loan báo tổng thống đầu tiên tôn vinh những người cha, và chỉ định ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 làm ngày của cha – Father’s Day.
Sáu năm sau, ngày này đã được chính thức công nhận thành ngày nghĩ lễ trên toàn nước Mỹ ngay khi Tổng thống Richard Nixon đưa nó vào thành luật năm 1972.
Và từ đó ngày của cha (Father’s Day) được chính thức biết đến vào năm 1972 tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cha, người luôn âm thầm hi sinh lặng lẽ… |
Ngày của cha diễn ra như thế nào tại Việt Nam?
Ngày của Cha diễn ra mạnh nhất tại Mỹ vào mỗi chủ nhật thứ 3 hàng năm, còn ở Việt Nam thì ngày lễ này còn khá mới và chỉ xuất hiện vào khoảng những năm trở lại đây.
Hiện nay, ngày của cha tại Việt Nam cũng được tổ chức theo quy cách giống như nhiều nước khác trên thế giới là vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm (năm nay là vào ngày 21/06/2020).
Có nhiều cách để thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính biết ơn những công lao to lớn, sự hi sinh trong âm thầm lặng lẽ của người cha chúng ta. Thế nên cho dù ngày của cha (Father’s Day) được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì ngày này cũng là ngày của tình yêu… Ngày của Cha.
Nghề gác kèo ong ở Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau vừa tổ chức lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể cấp ... |
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), 1966 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights viết tắt là ... |
Malaysia - nền ẩm thực đa văn hóa với nhiều đặc sản đậm đà hương vị Ẩm thực Malaysia còn được mệnh danh là “Châu Á thu nhỏ” bởi sự kết hợp độc đáo giữa nhiều nền văn hoá như Malay, ... |