Độc đáo nghi lễ cúng Then của đồng bào Thái trắng |
Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy Lai Châu |
Đồng bào Si La, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tái hiện Lễ mừng cơm mới tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em (Ảnh: Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam). |
Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Si La được tổ chức đầu vụ thu hoạch vào ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn tháng Tám Âm lịch hàng năm. Lễ mừng cơm mới được diễn ra tại đình trưởng họ của mỗi dòng họ. Thường là gia chủ (trưởng họ) sẽ thay mặt dòng họ để làm phần nghi lễ mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất về thụ hưởng lễ.
Theo quan niệm của người Si La, trong suốt quá trình sản xuất của gia đình và dòng họ luôn có sự che chở của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì vậy, khi con cháu trong dòng họ dùng những nông sản đó không được quên ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người lớp trước đã truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất và luôn phù hộ, che chở, bảo vệ sức khỏe và mùa màng cho con cháu. Người Si La sẽ lấy những hạt lúa chín đầu tiên của vụ mùa về cúng tổ tiên trước khi thu hoạch.
Lễ vật là những đồ ăn, thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, được bà con chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Mỗi gia đình phải tự đồ cơm bằng gạo mới của nhà mình, gói cẩn thận trong lá chuối, một số loại củ như khoai sọ, gừng cùng với 1 con cua, 1 con cá đã được chế biến, gói vào lá chuối, hấp chín đem đến nhà trưởng họ.
Khi lễ vật đã được chuẩn bị xong, gia chủ sẽ mang vào trong buồng đặt cạnh bếp chính bên giường của gia chủ. Với người Si La, chỉ có gia đình trưởng họ mới được làm bếp này. Bếp được làm trong nhà, cạnh cột chính của nhà, là nơi giữ lửa ấm cho cả họ, bảo vệ che chở cho mọi người, là nơi chủ họ sưởi ấm và hút thuốc. Bên ngoài, mâm lễ chung được đặt thêm 1 bình rượu cần bằng ống tre và cắm 3 chiếc cần vào bình rượu. Con cháu sẽ quây tròn quanh mâm cúng. Khi mọi người đã ổn định, chỉnh tề trang phục, tại mâm lễ trong nhà gia chủ bắt đầu làm lễ cúng.
Cách thức tổ chức và những lễ vật của các dòng họ đều giống nhau. Sau khi nghi lễ cúng mời tổ tiên về hưởng thụ cơm mới xong, gia chủ (trưởng họ) và con cháu trong nhà cũng bắt đầu bày mâm mời anh em họ hàng, khách khứa trong bản đến dự bữa cơm mới.
Theo truyền thống của người Si La, lễ mừng cơm mới được diễn ra trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng bái. Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu không chỉ được tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tất cả các dòng họ trong bản đều tổ chức.. Sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ.
Khi cúng xong , các gia đình sẽ cùng nhau ăn mừng lúa mới. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn cùng con cái và người thân. Người Si La rất coi trọng Lễ mừng cơm mới nên các dòng họ thường tổ chức rất chu đáo. Lễ cúng xong, sáng hôm sau các gia đình lên nương thu hoạch lúa (Ảnh: Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam). |
Sáng hôm tổ chức làm lễ, tất cả các gia đình trong bản cử người tổng vệ sinh chung cho cả bản, sau đó các gia đình quét dọn nhà cửa, rửa bát đũa, lau chùi các đồ dùng sinh hoạt trong nhà. Trong đó mâm cúng phải rửa sạch và sửa sang nơi thờ cúng để bầy các đồ cúng. Vì người Si La quan niệm rằng khi tổ tiên, ông bà thế giới bên kia đến hưởng thụ đồ lễ mà thấy nhà cửa, đồ dùng không vệ sinh sạch sẽ khiến tổ tiên không thích và sẽ không phù hộ bảo vệ mùa màng nữa.
Sau khi mọi thứ được chuẩn bị xong, đến chiều tối gia chủ bắt đầu nấu cơm mới và chế biến các đồ lễ như con cá, con cua, con sóc, củ mài, củ khoai... hấp cho chín, bầy lên mâm đợi khi mặt trời lặn hẳn, gia chủ (trưởng dòng họ) tiến hành phần lễ cúng mời tổ tiên về hưởng thụ.Người Si La quan niệm khi mặt trời lặn, đêm tối buông xuống là lúc tổ tiên trở về gần con cháu. Mâm lễ được bày đầy đủ đồ lễ và đặt dưới bàn thờ, gia chủ (trưởng họ) thay mặt cho con cháu cả dòng họ cúng mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã khuất về hưởng đồ lễ cơm mới.
Lễ cúng dưới bàn thờ xong, gia chủ cử người chuyển nguyên mâm lễ đó đặt cạnh bếp chính bên giường gia chủ (Với người Si La chỉ có những gia đình trưởng họ mới được làm bếp này. Bếp làm ở trong nhà, ngay cạnh cột chính của nhà, là nơi giữ lửa ấm cho cả họ, bảo vệ che chở mọi người và là nơi chủ họ sưởi ấm, hút thuốc). Mâm cúng có đặt thêm bát nước trắng và một ống tre cao 15cm, có đường kính miệng khoảng 8cm, bên trong ống có men rượu, trên miệng phủ lá chuối và cắm 3 que tre, tượng trưng cho bình rượu cần.
Lúc này gia chủ bắt đầu cúng tổ tiên lần hai. Sau mỗi lần cúng của gia chủ (trưởng họ) sẽ cho một người con cháu trong nhà cầm thìa múc lấy lần đầu 3 thìa nước trắng vào ống, hai lần sau mỗi lần múc lấy một thìa. Khi xướng cúng đủ ba lần là xong lễ cúng mời tổ tiên. Các đồ lễ đó có thể mang ra cho mọi người dùng, nhưng riêng cơm mới làm đồ cúng đó phải đổ một bát riêng dành cho con chó trong nhà ăn trước thì mọi thành viên trong nhà mới được ăn.
Sau nghi lễ cúng mời tổ tiên về hưởng cơm mới xong, tại gia đình tổ chức lễ (trưởng họ), con cháu trong nhà cũng bắt đầu bầy mâm mời anh em họ hàng, khách khứa trong bản đến dự bữa cơm mới và chúc may mắn cho gia đình và dòng họ. Lễ mừng cơm mới của người Si La kết thúc trong tiếng nói cười và những lời chúc tụng nhau trong bữa cơm liên hoan của gia chủ.
Tái hiện tập tục nhảy lửa của đồng bào Dao ở huyện Tam Đường (Lai Châu) |
Bún chả Hà Nội được đưa vào sách nấu ăn mừng Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Anh |