Cựu Tổng thư ký LHQ: "Không còn thời gian để chần chừ với khủng hoảng khí hậu"

2025-01-17 18:50:30
Bước đột phá lịch sử tại COP27
Dù phải kéo dài hơn hơn dự kiến song COP27 đã nhận được đền đáp xứng đáng khi đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá về việc thành lập quỹ “tổn thất và thiệt hại” để giúp các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.
Ghé thăm "thiên đường hạ giới" sắp biến mất
Mặc dù được mệnh danh là "thiên đường nơi hạ giới", thế nhưng đảo quốc nhỏ bé này lại đón rất ít du khách đến ghé thăm. Và nó có thể sẽ biến mất khỏi trái đất trong tương lai rất gần.
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.

Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon hôm 25/2 vừa lên tiếng cảnh báo rằng, một nguồn quỹ lớn nhất thế giới với mục tiêu giúp các quốc gia đang phát triển vượt qua khủng hoảng khí hậu đến nay vẫn chỉ là “một chiếc bình rỗng ruột”, bất chấp lời hứa của các nước giàu trong nhiều thập kỷ qua.

“Chúng ta cần nhận ra rằng, điều cấp bách lúc này là một sự tăng tốc khẩn trương trong việc huy động hàng nghìn tỷ đô la, vốn hết sức cần thiết để giữ cho thế giới khỏi sự sụp đổ gây ra bởi cuộc khủng hoảng khí hậu”, ông nói.

Theo báo cáo của LHQ, nguồn tài chính khí hậu quốc tế từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo hiện đang thiếu từ 5 đến 10 lần so với mức cần thiết. Năm 2020, số ngân sách giúp các quốc gia nghèo ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu chỉ đạt 29 tỷ đô la - thấp hơn nhiều so với mức 340 tỷ đô la/năm từ nay cho đến năm 2030.

Các nước giàu từng cam kết ủng hộ tài chính cho các nước nghèo để chống lại biến đổi khí hậu.

Ông Ban Ki Moon nhắc lại cam kết của các nước giàu tại Hội nghị về biến đổi khí hậu (COP15) diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) vào năm 2009, về việc cung cấp 100 tỷ đô la tài chính khí hậu mỗi năm cho các nước đang phát triển vào năm 2020. “Tuy nhiên, sau 14 năm, không có gì xảy ra cả”, ông Ban Ki Moon lưu ý.

Cuộc xung đột ở Ukraine cùng tình hình bất ổn ở một số khu vực khác khác (như Tigray, Ethiopia, Yemen và Afghanistan) đã khiến các nhà lãnh đạo thế giới không còn tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu. “Trong khi đó,cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất đối với loài người hiện nay là biến đổi khí hậu, và nó đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với người ta có thể nghĩ. Chúng ta không còn thời gian để chần chừ hay trì hoãn”, ông nói.

Theo Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, giờ đây “trách nhiệm đạo đức” của các quốc gia giàu là “biến đàm phán thành hành động để giúp các nước nghèo hơn thích nghi với tình trạng nóng lên toàn cầu, đồng thời giảm thiểu tổn thất và thiệt hại mà họ đã phải gánh chịu do khủng hoảng khí hậu gây ra”.

Phụ nữ, nông dân và trẻ em là những nhóm dễ bị tổnt hương nhất do biến đổi khí hậu.

Ông Ban Ki Moon hiện là Chủ tịch của Trung tâm Thích ứng Toàn cầu (GCA) được thành lập năm 2018 với sứ mệnh thúc đẩy và tạo ra giải pháp cho thích ứng khí hậu trong tương lai.

Người đàn ông 78 tuổi này ủng hộ các hộ nông dân sản xuất nhỏ ở châu Phi cận Sahara và một phần châu Á, vốn là nhóm đối tượng sản xuất 80% lương thực nhưng chỉ nhận được 1,7% tài chính khí hậu.

“Điều này thật sự bất công. Nếu chúng ta muốn một thế giới không còn nạn đói trong khi thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần đặt nông dân sản xuất nhỏ làm trung tâm”, ông Ban Ki Moon phát biểu.

Liên Hiệp Quốc cạn tiền trả lương nếu các nước không đóng góp
Liên Hiệp Quốc đang đứng trước nguy cơ thâm hụt ngân sách tồi tệ nhất trong vòng một thập kỷ qua, khiến không thể đủ tiền lương để trả cho nhân viên trong khi các nước thành viên đang không tích cực đóng góp tài chính.
Đâu là những quốc gia "xanh" nhất hành tinh?
Chỉ số năng lực quản lý môi trường (EPI) vừa công bố bảng xếp hạng 10 quốc gia "xanh" nhất thế giới năm 2022 nhờ giải quyết tốt các vấn đề môi trường.

Nguồn bài viết : ketqua

Top