Tái phát “điểm nóng” hạt nhân Iran?

2025-01-17 18:50:32
Iran muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán hạt nhân
Cần Thơ: Thúc đẩy hợp tác phát triển thị trường nông sản và du lịch nông thôn

Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong kỳ họp tháng 11 và cũng là kỳ họp cuối cùng trong 4 kỳ họp hằng năm đã dành thời gian cho vấn đề hạt nhân của Iran. Những thông tin dồn dập trong thời gian qua xác nhận, Iran đã làm giàu urani - thứ nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân - lên mức vượt xa giới hạn của thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Hãng thông tấn ISNA chính thức của nhà nước Iran mới đây cho biết, nước này đã lần đầu tiên sản xuất urani được làm giàu tới 60% tại nhà máy Fordow. Nhà máy Fordow nằm cách thủ đô Tehran khoảng 190 km về phía Nam, được đặt sâu dưới lòng đất nhằm bảo vệ trước những cuộc tấn công từ trên không hoặc tên lửa của đối phương.

Tên lửa Iran (Ảnh: Reuters).

Trước đó, hồi tháng 4/2022, Iran cũng đã tuyên bố cơ sở cũ của nước này tại Natanz nằm ở phía đông nam nhà máy Fordow đã tăng cường làm giàu urani lên mức 60%. Để chế tạo bom hạt nhân đòi hỏi urani phải được làm giàu tới mức 90%, vì vậy 60% là một bước quan trọng cần đạt được để tiến tới mục tiêu làm giàu urani ở cấp độ vũ khí.

Thông tin về việc Iran làm giàu urani lên mức 60% được đích thân Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi xác nhận ngày 21/11 khi cho biết Tehran đang bắt đầu tiến trình làm giàu hạt nhân lên mức 60%, gần với cấp độ được sử dụng để sản xuất vũ khí, tại nhà máy Fordow. Người đứng đầu IAEA còn cho biết thêm, cùng với nhà máy Fordow, nhà máy Natanz ở miền Trung Iran đang tiếp tục làm giàu urani ở mức 60% kể từ tháng 4/2021.

Việc Iran làm giàu urani lên mức 60% khiến thỏa thuận hạt nhân JCPOA vốn đã mong manh hơn sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2018 đã quyết định rút khỏi thỏa thuận mà họ là một bên ký kết này với lý do các điều khoản trong thỏa thuận là “lỏng lẻo”. Chính quyền Tổng thống Donald Trump sau đó đơn phương áp đặt trở lại các biện pháp từng phạt Iran, đồng thời yêu cầu Tehran phải trở lại đàm phán về những điều khoản mà Washington cho chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát chương trình hạt nhân của nước này.

Vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, chương trình hạt nhân của Iran là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa Tehran với Mỹ và phương Tây và trở thành một “điểm nóng” dễ bùng phát ở khu vực Trung Đông vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Sau quá trình đàm phán khó khăn kéo dài nhiều năm, Iran cùng các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp) và Đức mới đi đến ký kết JCPOA vào năm 2015. Thỏa thuận này khi ấy đã được ca ngợi là thỏa thuận lịch sử vì đã tháo được một “ngòi nổ” hạt nhân nguy hiểm khi Tehran chấp nhận hạn chế hoạt động làm giàu dưới mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt.

Thỏa thuận JCPOA quy định Iran chỉ được làm giàu urani ở mức 3,67%, thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết năm 2015. Iran sau đó đã tuân thủ thỏa thuận ký kết, dừng hoạt động nhiều nhà máy làm giàu urani.

Tuy nhiên, JCPOA nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đảo ngược quyết định của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama, rút Mỹ khỏi thỏa thuận được xem là “nút hãm” chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.

Sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận JCPOA và áp đặt trở lại cấm vận, Iran cũng dần nối lại các hoạt động của chương trình phát triển hạt nhân. Thoạt đầu còn “âm thầm” song Tehran sau đó không ngại ngần tuyên bố công khai về việc tái khởi động việc làm giàu urani.

Một báo cáo của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp quốc cho thấy, Iran đang thúc đẩy việc nâng cấp chương trình làm giàu urani. Theo đó, quốc gia Trung Đông này đang tiến hành làm giàu thứ nguyên liệu có thể chế tạo vũ khí hạt nhân tại cụm máy ly tâm hiện đại IR-6 được lắp đặt tại nhà máy làm giàu nhiên liệu (FEP) tại Natanz.

Theo các chuyên gia hạt nhân, Iran cần 1.050 kg uranium làm giàu thấp để làm bom hạt nhân. Song dù có “chạy hết công suất” khoảng 19.000 máy ly tâm hiện có, Iran cũng không dễ để có thể chế tạo ngay được vũ khí hạt nhân.

Một báo cáo do Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đăng tải cho biết, để sản xuất một đầu đạn hạt nhân cần 8 kg plutonium hoặc 25 kg uraniu được làm giàu cấp độ cao. Trữ lượng uraniu làm giàu ở cấp độ thấp của Iran hiện đã vượt ngưỡng 300 kg. Với đà này, các chuyên gia, về mặt lý thuyết, Iran có năng lực chế tạo nhiên liệu của vũ khí hạt nhân.

Thế nhưng, để thu thập đủ uraniu phục vụ việc làm giàu và rồi từ đó có được 25 kg urani cấp độ cao dùng chế tạo 1 đầu đạn hạt nhân là chặng đường rất dài. Ngay cả khi có đủ urani để chế tạo đầu đạn hạt nhân cũng mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải có “mồi” kích hoạt quá trình phân hạch nguyên tử trong đầu đạn và các thiết bị khác vốn cũng đòi hỏi thời gian dài nghiên cứu.

Iran còn mất nhiều thời gian để thực sự bước vào hàng ngũ các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, song đó không phải là điều không thể xảy ra. Đây chính là lý do mà Mỹ và phương Tây đã tìm cách để ngăn chặn từ sớm, từ xa với một quá trình đàm phán cách đây cả thập kỷ.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden sau khi lên cầm quyền đã cam kết rằng Mỹ sẽ trở lại thỏa thuận JCPOA. Các bên hiện đang thúc đẩy đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận lịch sử này, trong đó Mỹ tham gia gián tiếp. “Điểm nóng” hạt nhân có tái phát hay không phụ thuộc rất lớn vào kết quả tiến trình đàm phán này.

Hạ nhiệt các điểm nóng về ma túy tại biên giới
Là tỉnh có đường biên giới dài hơn 455 km, tiếp giáp 2 nước, Lào và Trung Quốc, Điện Biên có rất nhiều đường mòn, lối mở và các đường tiểu ngạch là địa hình tội phạm về ma túy thường lợi dụng. Những năm gần đây, hoạt động của loại tội phạm này trên dọc tuyến biên giới ngày càng phức tạp với tính chất, mức độ và thủ đoạn tinh vi, manh động.
Quỹ IFAD có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trong suốt 29 năm qua, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ Việt Nam thông qua các nguồn viện trợ, vốn vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật, bổ sung nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nguồn bài viết : Las Vegas trực tuyến

Top