Đẩy mạnh hợp tác các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với Pháp

2024-12-20 19:26:42
Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch hướng tới kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ai Cập
Ngày 4/7/2022, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Amal Abdel Kader Elmorsi Salama.
Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh hợp tác lao động, văn hoá, giao lưu nhân dân
Ngày 5/7/2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Nội các Hàn Quốc Han Duck-soo (Yoon Suk Yeol). Đây là cuộc điện đàm đầu tiên của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo với lãnh đạo nước ngoài kể từ sau khi nhậm chức.

Première Vision là hội chợ lớn và uy tín nhất của ngành công nghiệp dệt may thời trang thế giới tại Pháp được tổ chức thường niên. Năm nay, Hội chợ thu hút hơn 60,000 khách tham quan và hơn 1.200 nhà trưng bày quốc tế tại 5 phân khu lớn: trang phục thường ngày, thời trang công sở, thời trang thể thao, trang phục denim và áo khoác…

Hơn 10 doanh nghiệp tiêu biểu của ngành công nghiệp dệt may thời trang Việt Nam như Công ty dệt may Thiên An Phú, Công ty dệt may thời trang Thái Hòa, Tổng công ty may Bắc Giang, Công ty may mặc Phương Đông... đã được lựa chọn để tham dự hội chợ lớn này.

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng chụp ảnh cùng đại diện các doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Phát biểu trong buổi lễ khai trương, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho rằng sự tham dự của các doanh nghiệp Việt Nam vào sự kiện này là vô cùng ý nghĩa và thực chất, thể hiện quyết tâm và mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước nói chung và nhu cầu hợp tác của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với Pháp và quốc tế nói riêng, trong bối cảnh chính phủ hai nước đang nỗ lực bình thường hóa trở lại quan hệ thông thương, buôn bán với quốc tế sau những làn sóng ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.

Theo đại sứ, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020 là nền tảng pháp lý quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư lâu dài, ổn định của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp dệt may nói riêng trong việc chinh phục thị trường Pháp và EU trong thời gian tới.

Một gian hàng Việt Nam tại Hội chợ. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm, nhấn mạnh với trên 3 triệu nhân công trong các doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ thương mại trên toàn quốc, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực và đạt tốc độ phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua với doanh số đạt trên 40 tỉ USD mỗi năm. Để có được kết quả này, bên cạnh các giải pháp đa dạng khác thì phải kể đến các hoạt động xúc tiến thương mại và tham gia tích cực của ngành dệt may Việt Nam trong các hội chợ triển lãm ở nhiều nước.

Hiện nay ngoài các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU là một thị trường lớn và tiềm năng, nhưng là một thị trường khó tính, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có sự thâm nhập tốt. Sự hiện diện trong các sự kiện như Première Vision 2022 sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu khách hàng châu Âu.

Sự kiện được tổ chức trong 3 ngày (từ 5-7/7) với 6 buổi trình diễn và 1 sự kiện thời trang độc đáo, là nơi giao thoa của toàn bộ ngành công nghiệp thời trang quốc tế trong một trung tâm kinh doanh đầy cảm hứng, nơi quy tụ của hàng chục nghìn chuyên gia từ hơn 120 quốc gia trên thế giới đến chia sẻ ý tưởng và tạo ra những bộ sưu tập mới.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp Thái Lan - Đà Nẵng
500 doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc hợp tác đón thời cơ từ Hiệp định RCEP
Top