Bà Lâm Tuyết Mai giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh An Giang (nhiệm kỳ 2023-2028) |
Thắt chặt sợi dây gắn kết tình hữu nghị Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia |
Có bố là giáo viên tiểu học nên từ nhỏ, chị Lê Thị Thuỳ Linh đã yêu thích nghề "gõ đầu trẻ". Tuy nhiên, khi Thuỳ Linh là sinh viên năm nhất Đại học sư phạm An Giang thì gia đình chuyển sang đất nước chùa Tháp sinh sống. Tại Campuchia, Thuỳ Linh không được tiếp tục đi học, theo đuổi ước mà mà chuyển sang làm nhân viên khách sạn, phụ giúp mẹ buôn bán.
Cô giáo Lê Thị Thuỳ Linh bên các học trò của mình. Ảnh: Linh Thuỳ |
Năm 2015, khi Hội Khmer - Việt Nam chi nhánh tỉnh Siem Reap tìm kiếm giáo viên dạy tiếng Việt, cơ hội trở thành giáo viên với Thuỳ Linh đến một lần nữa. Cũng từ tháng 9 năm 2015, chị Lê Thị Thuỳ Linh bắt đầu công việc giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em tại trường Tiểu học Hữu Nghị Khmer- Việt Nam chi nhánh tỉnh Siem Reap.
Chị Thuỳ Linh chia sẻ, do cộng đồng người Việt sống ở Campuchia luôn gặp khó khăn về pháp lý nên việc học của trẻ em gốc Việt nơi đây còn nhiều hạn chế. Có những em đến 14 - 15 tuổi chỉ ở nhà phụ giúp gia đình, không biết viết tên họ của mình. Chính vì thế, lớp học của chị các em ở độ tuổi khác nhau.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt tại Campuchia, do nhiếu yếu tố nên không đồng bộ được theo chương trình của Việt Nam, chị phải linh hoạt dạy theo cách thức xoá mù chữ. Bên cạnh đó, dụng cụ giảng dạy và đồ dùng học tập còn thiếu nên thầy và trò cùng khắc phục những khó khăn, chị Thuỳ Linh chia sẻ.
Hiện tại số lượng học sinh trung bình của lớp là trên 40 học sinh, có những tháng hơn 50 học sinh. Tất cả chương trình dạy đều được cô giáo Thùy Linh theo sát sách giáo khoa xuất bản năm 2016. Năm học 2022 - 2023 chị Lê Thị Thuỳ Linh sử dụng sách lớp giáo khoa xuất bản năm 2021 để giảng dạy.
Các em độ tuổi từ 5 - 6 tuổi, chị Thuỳ Linh sẽ cho các em tập rèn chữ cái, dấu (thanh), dấu chấm câu, các chữ số, vẽ, thủ công. Khi các em đã viết thành thạo, chị Thuỳ Linh sẽ cho các em học theo sách giáo khoa lớp 1 (gồm sách Tiếng Việt , Toán, Đạo Đức, Mĩ Thuật, Hát).
Không chỉ dạy chữ, truyền thụ kiến thức mà chị Lê Thị Thuỳ Linh còn quan tâm, chăm sóc tìm hiểu học trò bằng cả trái tim và lòng bao dung. Giúp các em tìm hiểu về các phong tục tập quán của Việt Nam, văn hoá Việt Nam. Chính vì vậy, cô giáo Lê Thị Thuỳ Linh luôn giành được tình yêu thương, quý trọng của các em học sinh.
“Tôi dạy các em tiếng Việt để không quên cội nguồn và hiểu biết thêm kiến thức. Các em có tri thức sẽ thay đổi được cuộc sống khó khăn; đồng thời thể hiện được với người dân sở tại cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, yêu văn hoá của dân tộc Việt Nam. Yêu tiếng nói của dân tộc chính là yêu Tổ quốc. Yêu thương cha mẹ, cộng đồng chính là yêu đồng bào”, cô giáo Lê Thị Thuỳ Linh chia sẻ.
Một tiết học của các em học sinh gốc Việt do cô giáo Lê Thị Thuỳ Linh phụ trách. Ảnh: Linh Thuỳ |
Chị Thuỳ Linh tâm sự, trong quá trình dạy học tiếng Việt ở Campuchia, chị luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Battambang. Chị đã được tham gia 2 khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài do Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.
Chị Lê Thị Thuỳ Linh mong muốn, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước hỗ trợ những khóa tập huấn tại chỗ. Thêm vào đó, tổ chức những chuyến tìm về cội nguồn cho các em học sinh Campuchia.
Theo thống kê của Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia, các điểm trường và lớp dạy học cho con em người gốc Việt tập trung ở Thủ đô Phnom Penh và 11 tỉnh, gồm Kandal, Prey Veng, Svay Rieng, Kampong Chhnang, Kratie, Ratanakiri, Siem Reap, Battambang, Takeo, Kampong Speu và Preah Sihanouk. Ngoài học sinh người gốc Việt, ở một số địa phương, con em người Khmer cũng đến học tại trường do Hội tổ chức. |
Vun đắp tình hữu nghị bằng tấm lòng Việt Nam |
Bàn giao hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia |
Nguồn bài viết : Cách chơi bắn cá