Việt Nam luôn ủng hộ và đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng trước thông tin Tổ chức quốc tế Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho rằng chính sách quản chế tự do báo chí của chính phủ Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm khắc. |
Thông tin, truyền thông bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới Cùng với sự phát triển đột phá của công nghệ truyền thông hiện đại, truyền thông nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng càng có cơ hội phát huy sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn trong việc thực hiện chức năng, vai trò đối với hoạt động bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong bối cảnh hiện nay. Đi cùng với cơ hội là những thách thức mới đặt ra, đòi hỏi công tác thông tin, truyền thông đối ngoại phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời cuộc, góp phần thúc đẩy và đảm bảo tốt hơn quyền con người tại Việt Nam. |
Theo quy định tại Thông tư này, các khái niệm đã được làm rõ như sau:
Dịch vụ trung gian (DVTG) được hiểu là: dịch vụ Viễn thông, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ tìm kiếm thông tin số, dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số bao gồm cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử.
Các doanh nghiệp cung cấp DVTG gồm: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số (bao gồm cả cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số.
Thông tư 07 có hiệu lực từ ngày 06/8/2012. |
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Thông tư 07 nêu rõ:
1.Doanh nghiệp cung cấp DVTG có quyền sau:
Thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát, xử lý các thông tin được đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Đơn phương từ chối cung cấp dịch vụ trái với qui định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Doanh nghiệp cung cấp DVTG có nghĩa vụ sau:
– Lưu trữ nội dung thông tin số trong hệ thống cung cấp dịch vụ của mình chỉ mang tính chất trung chuyển, tạm thời, tự động, có thời hạn, đủ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của việc truyền tải nội dung thông tin số.
– Chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định về quyền tác giả, quyền liên quan.
– Gỡ bỏ và xoá nội dung thông tin số vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cắt, ngừng và tạm ngừng đường truyền Internet, đường truyền viễn thông khi nhận được văn bản yêu cầu của Thanh tra Bộ TTTT hoặc Thanh tra Bộ VHTTDL hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
– Cung cấp các thông tin về khách hàng thuê chỗ lưu trữ nội dung thông tin số, trang thông tin điện tử cũng như khách hàng sử dụng DVTG khác theo yêu cầu của Thanh tra Bộ TTTT hoặc Thanh tra Bộ VHTTDL hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
– Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.
3. Về thẩm quyền xử lý vi phạm:
Thanh tra Bộ TTTT và Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợp trong xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet, mạng viễn thông.
Luật quốc tế trên không gian mạng: Nền tảng đảm bảo quyền con người và lợi ích quốc gia Nhằm triển khai cam kết hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, ngày 27/8/2020, Cục Đối ngoại, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam và Phái đoàn Liên minh EU đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến về Luật quốc tế trên không gian mạng tại Hà Nội. |
Chuyên gia nói về quyền con người Tuy những thành tựu về quyền con người ở Việt Nam được quốc tế ghi nhận nhưng vẫn tồn tại những khác biệt trong nhận thức về vấn đề này. |