Ghềnh Đá Đĩa: Tuyệt tác của thiên nhiên Phú Yên |
Lãnh đạo Hà Nội gặp mặt đại biểu quốc tế tham dự Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới |
Hơn ai hết ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm là người nắm rõ tầm quan trọng của JCPOA – vốn được coi là di sản ngoại giao nổi bật trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Barack Obama mà ông Biden giữ vai trò phó tướng khi đó. Mối quan hệ tan băng với Tehran có thể giúp Washington tạo được “bàn đạp vững chắc” để xử lý những “điểm nóng” tại Trung Đông - khu vực phức tạp song có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Mỹ. Chính vì vậy, dù ngắt quãng, song quá trình đàm phán kéo dài gần 20 tháng nhằm khôi phục JCPOA (từ tháng 4/2021) đã có lúc đạt tiến triển, thắp thêm hy vọng về việc hồi sinh thỏa thuận lịch sử này, trong đó có việc Washington khôi phục quyết định miễn trừ trừng phạt liên quan hoạt động hạt nhân dân sự của Iran.
Thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), được ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức). (Ảnh minh họa: America.cgtn.com) |
Về phía nước CH Hồi giáo, sau hơn 1 năm cầm quyền, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi – người được cho có quan điểm đặc biệt cứng rắn với Mỹ, lần đầu tiên đưa ra lập trường mang tính “chốt hạ” của Tehran về khả năng hồi sinh thỏa thuận. Việc thoả thuận sụp đổ sẽ đẩy kinh tế Iran lâm vào tình cảnh khó khăn hơn nữa do các biện pháp trừng phạt, tiềm ẩn nguy cơ châm ngòi cho những bất ổn trong nước. Không chỉ vậy, mối quan hệ của Iran với các nước trong khu vực, vừa mới được cải thiện kể từ khi ông Ebrahim Raisi nắm quyền, có nguy cơ quay trở lại vạch xuất phát do các biện pháp bao vây, cô lập.
Nếu JCPOA được hồi sinh, Tehran có thể tăng công suất khai thác dầu, không chỉ giúp tháo gỡ khó khăn trong nước mà còn cởi “nút thắt” nguồn cung trên thị trường dầu toàn cầu vốn đang chịu xáo trộn lớn sau cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ông Iman Nasseri, tư vấn cao cấp thuộc công ty tư vấn năng lượng FGE nhận định "Iran có thể tăng sản lượng lên mức 900.000 thùng/ngày trong vòng 3 tháng kể từ khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng và có thể đạt gần công suất tối đa khoảng 3,7 triệu thùng/ngày trong vòng 6 tháng". Đây cũng là một phần lý do Liên minh châu Âu (EU) tích cực làm trung gian giữa Iran và Mỹ nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân, đặc biệt trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng.
Lợi ích là vậy, song việc chưa thể hóa giải một số bất đồng, đặc biệt là mức độ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Washington đối với Tehran nếu thỏa thuận được khôi phục đã đẩy các cuộc đàm phán lâm vào bế tắc. Iran lâu nay vẫn kiên định với lập trường mọi biện pháp trừng phạt gây tổn hại đến hoạt động kinh tế đều phải được dỡ bỏ trước khi nước CH Hồi giáo hướng tới mục tiêu tiếp theo trong JCPOA. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden đưa ra điều kiện tiên quyết là Tehran phải thực hiện đầy đủ các cam kết của thỏa thuận. Cũng do Iran với Mỹ và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) chưa tìm được tiếng nói chung, nên bản đề xuất cuối cùng do EU đưa ra tháng 8 vừa qua vẫn chưa được thông qua. Bế tắc càng trở nên phức tạp hơn khi không bên nào chịu nhượng bộ.
Đỉnh điểm, tháng 11 vừa qua, nước CH Hồi giáo tuyên bố bắt đầu nâng mức làm giàu urani đến độ tinh khiết 60% (tức gấp 18 lần so với mức quy định trong JCPOA) tại nhà máy hạt nhân Fordow nhằm đáp trả nghị quyết của IAEA chỉ trích Iran thiếu hợp tác với cơ quan này trong cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về nguồn gốc của urani được tìm thấy tại 3 địa điểm không được khai báo.
Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế bị bao vây, cô lập và bóp nghẹt bởi các lệnh trừng phạt, hạt nhân chính là “đòn bẩy” hiệu quả để Iran duy trì vị thế trong đàm phán với các cường quốc cũng như bảo vệ sự tồn vong của chế độ. Tuy nhiên, với phương Tây, việc Iran làm giàu urani lại luôn là “cái gai cần phải nhổ bỏ”. Do đó, các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, EU, Anh, Canada đã liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một loạt cá nhân và tổ chức của Iran, đẩy căng thẳng ngày một leo thang.
Không chỉ vậy, các bên vẫn giữ thái độ nghi kị, liên tiếp đổ lỗi cho nhau về việc đẩy đàm phán lâm vào bế tắc. Trong một tuyên bố mới đây, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho rằng nước này khó có thể khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nếu không có sự đảm bảo rằng Mỹ sẽ không rút khỏi thỏa thuận một lần nữa. Ông đồng thời cho rằng Mỹ và châu Âu mới là bên chịu trách nhiệm về việc thoả thuận chưa được khôi phục.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao của EU về các vấn đề đối ngoại Josep Borrell thừa nhận mọi thứ "đang không đi đúng hướng”. Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron một mực rằng “quả bóng hiện ở phía Tehran”. Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cũng tỏ ra khá bi quan về nỗ lực khôi phục JCPOA.
Tuy vậy, không hẳn mọi cánh cửa đàm phán đã chính thức khép lại, vì các bên vẫn đang phát đi tín hiệu về việc sẵn sàng tuân thủ trở lại JCPOA. Tất cả đều hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khôi phục JCPOA, song chính những mâu thuẫn về lợi ích và thiếu tin tưởng về các bước đi trên thực tế đã đẩy hai bên vào thế giằng co kéo dài. Do đó, hơn lúc nào hết, Iran, Mỹ, cùng các đối tác đàm phán khác cần có các bước đi thực chất hơn để giải quyết những bất đồng cơ bản. Có như vậy, các bên mới có thể cùng nhau vượt qua con đường “gập ghềnh” hiện nay, đi đến đích hồi sinh thỏa thuận.
Đánh giá cao hình mẫu phát triển kinh tế, an sinh xã hội đi lên từ... "con số không" Trong cuộc gặp với Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuần qua, Đại sứ Abdelhamid Boubazine bày tỏ vui mừng khi chứng kiến sự phát triển tuyệt vời của Việt Nam: "Một đất nước, có thể nói đi lên từ “con số không”, giờ đã trở thành một hình mẫu phát triển về kinh tế, an sinh xã hội cho nhiều nước khác học hỏi”... |
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội Ngày 25/8 tại tỉnh Quảng Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Cơ quan An sinh xã hội Quốc gia Lào đã có buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2016-2020 và trao đổi, thảo luận, định hướng các hoạt động hợp tác giai đoạn tiếp theo. |
Nguồn bài viết : GAME BÀI