Hội nhập quốc tế

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho nước bạn Lào

2024-12-20 19:21:34
Nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, tác giả bộ sách “Chào Tiếng Việt” cho rằng, điều quan trọng nhất khi dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài là cần khơi gợi sự hứng thú, tò mò và nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt của các em thông qua các hoạt động tương tác như trò chơi, lễ hội…
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với việc làm cho thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản
Ngày 23/8, tại Hà Nội, diễn ra buổi làm việc giữa Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Ban Thanh niên của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP). Hai bên đã thống nhất nhiều nội dung hợp tác cùng phát triển trong lĩnh vực thanh, thiếu niên Việt Nam-Nhật Bản.

Năm 2010, Trung tâm tiếng Việt tại tỉnh Savanakhet (Lào) chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm do thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) hỗ trợ đầu tư xây dựng và lắp đặt trang thiết bị nhằm dạy tiếng Việt cho học sinh, sinh viên, cán bộ của Lào.

Học viên của Trung tâm ngoài việc được học ngôn ngữ tiếng Việt, còn được thông tin về các giá trị văn hóa của hai dân tộc, về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Cô Phouvilay Phimvongsa, Giám đốc Trung tâm tiếng Việt tỉnh Savanakhet (Lào) cho biết: Trung tâm có 100 học sinh gồm cả người Lào, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Hiệu quả hoạt động của Trung tâm không chỉ thể hiện ở số lượng học viên tham gia các khóa học mà còn ở sự gắn kết, sẻ chia giữa các học viên nói riêng và hai dân tộc Việt - Lào nói chung. Hàng năm thành phố Đà Nẵng đều cử giáo viên người Việt sang giảng dạy trực tiếp tại Trung tâm. Giáo viên được chọn là những người trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và có nhiệt huyết đối trong việc thực hiện các nhiệm vụ hợp tác hữu nghị.

Để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học tiếng Việt, mới đây cô Phouvilay Phimvongsa cùng các giáo viên của Trung tâm đã được tham gia khóa tập huấn tiếng Việt do Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.

“Các giảng viên khóa tập huấn luôn tận tình hướng dẫn, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ học viên, đặc biệt là giáo viên người Lào. Ngoài thời gian lên lớp, chúng tôi còn được tham gia các hoạt động trao đổi kinh nghiệm thực tế dạy tiếng Việt; đăc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, tạo hứng thú cho người học; được tham quan các địa danh, di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam như Phủ Chủ tịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích Tràng An... Các chuyến đi là những bài học thực tế bổ ích, làm giàu thêm vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử Việt Nam cho chúng tôi để khi trở về Lào vận dụng vào các bài giảng cho học viên", cô Phouvilay Phimvongsa cho biết.

Các cô giáo Lào tham gia tập huấn tiếng Việt (Ảnh: Phạm Lý).

Theo cô Trần Thị Tị - giáo viên trường tiểu học Hoàng Oanh tỉnh Savanakhet, nhu cầu nhân lực người Lào thạo tiếng Việt tại các công ty, doanh nghiệp các cơ quan ban ngành của Lào ngày càng tăng. Sinh viên Lào tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt sẽ có nhiều cơ hội việc làm ổn định với mức thu nhập cao. Do đó việc dạy và học tiếng Việt ngày càng được quan tâm, chú trọng.

Với cô Tị, hơn hai tuần tham gia khóa tập huấn về giảng dạy tiếng Việt không chỉ có ý nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy tiếng Việt của các giáo viên với những kỹ năng sư phạm cần thiết, những kiến thức chuyên môn hữu ích mà còn là để lại những ấn tượng sâu đậm về đất nước, con người Việt Nam xinh đẹp, thân thiện, hiếu khách. Các hoạt động giao lưu gặp gỡ tại khóa tập huấn góp phần tăng thêm hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, gắn kết bền chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt - Lào.

Thông tin tại chuyến thăm, làm việc với Bộ môn Tiếng Việt Trường Đại học Champasak (tỉnh Champasack, Lào) hồi tháng 6/2022, ông Nguyễn Hải Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục&Đào tạo Việt Nam) cho biết: Định hướng Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030 là vẫn duy trì hỗ trợ giáo viên Việt Nam giảng dạy Tiếng Việt tại Lào, hợp tác chặt chẽ hơn nữa chương trình liên kết đào tạo cử nhân Tiếng Việt, cử nhân chuyên ngành Việt Nam học. Việt Nam tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo Tiếng Việt tại các trường đại học và trường phổ thông trong cả nước, duy trì chuẩn tối thiểu và nhiều chương trình đãi ngộ dành cho sinh viên sang học tại Việt Nam.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức mới tuyển dụng
“Lần đầu tiên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức một chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ mới tuyển dụng”, ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thông tin tại Lễ khai mạc chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 16 công chức mới tuyển dụng năm 2022, ngày 1/8.
Học bổng năm 2023 cho giáo viên tiếng Anh/cán bộ quản lý phụ trách giảng dạy ngôn ngữ
Trung tâm Ngôn ngữ khu vực thuộc Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (Southeast Asian Ministers of Education Organization Regional Language Center - SEAMEO RELC) sẽ cấp học bổng toàn phần cho giáo viên tiếng Anh/cán bộ phụ trách giảng dạy ngôn ngữ của Việt Nam đi học thạc sĩ và các khóa học cấp chứng chỉ sau đại học và chứng chỉ chuyên môn bậc cao tại Trung tâm đặt tại Singapore năm 2023.

Top