HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH

Kon Tum hỗ trợ phát triển KT-XH cho đồng bào dân tộc thiểu số Rơ Măm

2024-12-21 12:46:45
Quảng Nam phân bổ hơn 70 tỷ đồng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào miền núi
Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nhằm triển khai Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các dân tộc thiểu số rất ít người, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho dân tộc Rơ Măm tại Làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy.

Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng, nước sinh hoạt, kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất vùng dân tộc Rơ Măm đã được đầu tư; lưới điện đã đến tận thôn, làng, hộ dân; quy mô trường lớp được nâng cấp, mở rộng; trạm y tế quân dân y kết hợp cơ bản đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh... Qua đó, đời sống của dân tộc Rơ Măm trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi căn bản; chất lượng dân số, tuổi thọ từng bước được cải thiện; văn hóa dân tộc Rơ Măm đang từng bước được bảo tồn...

Các hộ dân tộc Rơ Măm tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy đăng ký nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất - (Ảnh: Khang Anh/nhanquyen.vietnam.vn).

Cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cấp cây giống, con giống và sự phối hợp, hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn, các hộ dân tộc Rơ Măm tự bỏ vốn hoặc vay ngân hàng chính sách để mua thêm cây giống, con giống. Diện tích cao su, điều phát triển tốt phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2020 trên địa bàn xã Mô Rai và đối với dân tộc Rơ Măm bình quân đạt 15,5 triệu đồng/người/năm; người dân đã tự đảm bảo được lương thực.

Cũng như, chính sách hỗ trợ học tập cho học sinh DTTS trên địa bàn xã nói chung, dân tộc Rơ Măm nói riêng đã được triển khai nghiêm túc, đúng đối tượng và đầy đủ theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, vùng khó khăn, nâng cao chất lượng dạy học, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Trong giai đoạn 2017-2022, số học sinh dân tộc Rơ Măm tốt nghiệp trung học phổ thông hưởng chính sách ưu tiên tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, dự bị đại học có 23 em tốt nghiệp trung học phổ thông, 11 sinh viên theo học đại học, cao đẳng.

Đời sống của dân tộc Rơ Măm trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi căn bản; chất lượng dân số, tuổi thọ từng bước được cải thiện; văn hóa dân tộc Rơ Măm đang từng bước được bảo tồn - (Ảnh: bazantravel.com).

Đồng thời, tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao vị thế; giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần một cách bền vững đối với dân tộc Rơ Măm trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đề ra mục tiêu đầu tư phát triển KT-XH vùng dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, cụ thể: Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 20% so với đầu năm 2020; Mức sống bình quân của dân tộc Rơ Măm tương đương với các dân tộc khác trong vùng, tăng số lượng cán bộ dân tộc Rơ Măm tham gia trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Đặt mục tiêu đến năm 2025, Làng Le có hệ thống cầu, đường giao thông đi khu sản xuất đi được các mùa trong năm để phục vụ đi lại và vận chuyển nông sản sau thu hoạch; có lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và nhà sinh hoạt cộng đồng; Làng Le đạt làng văn hóa cấp huyện và phấn đấu đạt làng văn hóa cấp tỉnh. Hệ thống điện, công trình nước tập trung, thủy lợi tưới tiêu đảm bảo phục vụ đời sống, sản xuất theo định hướng tiêu chí nông thôn mới; 100% số hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm. Phấn đấu Làng Le đạt làng thôn nông thôn mới vào năm 2024...

Ảnh minh hoạ

Dân tộc Rơ Măm tại tỉnh Kon Tum sinh sống tập trung chủ yếu tại Làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy) với khoảng 177 hộ, 617 khẩu (chiếm tỷ lệ 70,4% số hộ dân sinh sống tại Làng Le); trong đó, có 53 hộ nghèo và 28 hộ cận nghèo.

Làng Le nằm trên trục đường chính của xã, đồng thời cũng là trục đường Quốc lộ 14C; dân cư sinh sống tập trung thành làng riêng. Dân số Làng Le có 252 hộ, 874 khẩu với các thành phần dân tộc đang sinh sống như: Rơ Măm, Kinh, Thái, Mường, Ja Rai.

Làng có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, quỹ đất lớn, nhiều vị trí có khả năng khai hoang tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phù hợp với các cây lương thực và hoa màu (lúa ruộng, sắn, ngô lai), cây công nghiệp (cao su, điều) và chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê).

Triển khai tốt các chính sách dân tộc thiểu số
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Top