Sứ giả của tình hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam |
Từ Kolkata nhớ Bác |
Theo biên bản ghi nhớ hợp tác, Trung tâm quốc gia về văn hoá nghệ thuật Indira Gandhi sẽ chịu trách nhiệm tập hợp một nhóm thực hiện việc khảo sát, bảo tồn, lập tư liệu và số hóa bản thảo Chăm. Trung tâm cũng hỗ trợ thành lập phòng thí nghiệm để số hóa bản thảo và cung cấp thiết bị số hóa.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ đảm nhận trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ hành chính và nguồn nhân lực địa phương để thực hiện dự án trong thời gian quy định và sẽ cung cấp bản sao kỹ thuật số của các bản thảo cho Trung tâm để nghiên cứu học thuật và lưu giữ kỹ thuật số.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM với Trung tâm quốc gia về văn hoá nghệ thuật Indira Gandhi. Ảnh: USSH |
Phát biểu tại lễ ký kết hợp tác, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM cảm ơn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM cũng như Trung tâm quốc gia về văn hoá nghệ thuật Indira Gandhi đã hỗ trợ phát triển việc nghiên cứu văn hoá Chăm cũng như các vấn đề có liên quan khác. Bà cho biết, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM không ngừng tìm kiếm và chào đón các cơ hội hợp tác với các đối tác lớn trên toàn thế giới.
Đại diện phía Ấn Độ bày tỏ mong muốn hợp tác giữa nhà trường và Trung tâm quốc gia về văn hoá nghệ thuật Indira Gandhi trong nhiều mặt, đồng thời tin tưởng hai bên sẽ có những thoả thuận, hợp tác nhằm tổ chức các đợt trao đổi sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có cơ hội được trải nghiệm học tập và rèn luyện tại Ấn Độ và ngược lại, sinh viên Ấn Độ cũng sẽ đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để học hỏi và trao đổi kiến thức.
Nhiều hoạt động kỷ niệm sinh nhật Bác tại Ấn Độ |
The Times of India bình chọn Nha Trang là top 10 điểm nghỉ dưỡng tốt nhất thế giới |