Giáo sư Rhee Yeung Hui - Người bạn của Việt Nam trong chiến tranh |
Những người bạn từ phương xa |
Hai ông đã thăm Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh; tặng quà gia đình chính sách và nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam; gặp gỡ, giao lưu với thanh niên TP.HCM với chủ đề "Chung khát vọng hoà bình"... Sự đón tiếp nồng hậu, chân thành đem đến cho các ông tình cảm ấm áp, thêm gắn kết cùng Việt Nam.
Ông Olivier Parriaux (bên trái) và ông Bernard Bachelard nghe giới thiệu về các anh hùng liệt sĩ được khắc tên tại Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi, TP.HCM). (Ảnh: hcmcpv.org.vn) |
Tại Địa đạo Củ Chi, khi được nghe thông tin thuyết minh có đến nửa triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ trút xuống mảnh đất này, ông Bernard Bachelard và ông Olivier Parriaux bày tỏ cảm kích, thán phục sức chiến đấu mãnh liệt của quân và dân nơi đây, cũng như sự phục hồi sau chiến tranh của một đất nước nhỏ bé, một dân tộc kiên cường.
“Những việc chúng tôi làm chỉ là một đóng góp rất nhỏ trong chiến tranh giành độc lập của Việt Nam. Chúng tôi không xem đây là một hành động anh hùng, chúng tôi không phải là anh hùng, những con người Việt Nam đã hy sinh nằm lại nơi đây mới là anh hùng”, ông Olivier Parriaux xúc động chia sẻ.
Ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard trao đổi khi xem một bức hình tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. (Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng) |
Thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh, những hiện vật trưng bày về một thời bom đạn cày xới dải đất hình chữ S khiến hai người bạn Thụy Sĩ ngậm ngùi. Tại căn phòng có tên Bồ câu trắng - nơi truyền tải thông điệp giá trị của hòa bình đến trẻ em, ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard cho biết, dù mới ở TP.HCM vài ngày, nhưng hai ông thật sự ấn tượng với sự phát triển, năng động của thành phố, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trải qua một cuộc chiến vô cùng tàn khốc.
Trong buổi giao lưu có chủ đề "Chung khát vọng hòa bình" với thanh niên TP.HCM ngày 15/11, ông Olivier Parriaux kể lại kế hoạch đầy táo bạo năm 1969 của ba chàng trai trẻ Thụy Sĩ nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế tới cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. Họ đã cân nhắc kỹ giữa việc treo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở tháp Eiffel hoặc Nhà thờ Đức Bà Paris và cuối cùng chọn Nhà thờ Đức Bà vì tính biểu tượng văn hóa toàn cầu.
Trong khi đó, ông Bernard Bachelard cho biết có ba điều quan trọng nhất khi nhắc đến sự kiện lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay giữa bầu trời Paris. Đó là ông và hai người bạn còn lại đều mong muốn sự kiện này phải gây được ấn tượng mạnh mẽ và rộng rãi; sự kiện phải hoàn toàn không có bạo lực; giữ kín tên tuổi của để không ai biết danh tính về những người đã làm một việc "không giống ai" này.
Hành động táo bạo của họ không chỉ là kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự dũng cảm và khéo léo. Ông Bernard Bachelard, khi đó 26 tuổi và là giáo viên thể dục, đã trực tiếp leo lên đoạn cuối cùng của đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris để treo lá cờ. Chiếc cưa mang theo đã được dùng để cắt bậc thang, làm chậm quá trình tháo dỡ của lực lượng chức năng.
Sự kiện này khiến lực lượng cứu hỏa Paris phải dùng trực thăng tháo cờ xuống và báo chí quốc tế khi đó tràn ngập thông tin về hành động này. Tuy nhiên, danh tính của ba người bạn Thụy Sĩ đã được giữ kín suốt nhiều thập kỷ. Năm 2023, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris, câu chuyện được công khai qua cuốn sách với tựa đề "Le Viet Cong au sommet de Notre-Dame", do chính người trong cuộc xuất bản.
Ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard gặp gỡ nữ du kích, dũng sĩ diệt Mỹ tại chiến trường miền Nam. (Ảnh: hcmcpv.org.vn) |
Tại buổi tiếp những người bạn Thụy Sĩ đặc biệt vào ngày 17/11, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM chia sẻ, hành động quả cảm của họ rất đáng trân trọng. Qua đó, góp phần quan trọng vào làn sóng phản đối chiến tranh trên toàn thế giới, động viên nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi, khi ký được Hiệp định Paris năm 1973 và tiến tới thống nhất đất nước vào năm 1975.
Hành trình những chàng trai Thụy Sĩ đầy bản lĩnh và yêu hòa bình không dừng lại ở sự kiện năm 1969. Những năm tháng sau đó, họ tiếp tục dành nhiều sự quan tâm, ủng hộ đối với hành trình đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam. Cuốn sách “Le Viet Cong au sommet de Notre-Dame” là món quà quý giá mà họ mang đến Việt Nam lần này, ghi lại hành trình hơn nửa thế kỷ trước cùng với ấn phẩm giá trị về đề tài chất độc màu da cam.
Dịp này, ông Nguyễn Văn Nên trân trọng trao tặng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cho những người bạn Thụy Sĩ. Đây là món quà thể hiện sự ghi nhận của Đảng bộ, chính quyền và người dân TP.HCM đối với đóng góp quan trọng của các ông cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc cho 3 người bạn Brazil và Bolivia |
Người bạn Nhật hơn 10 năm nhặt rác Hồ Gươm: Sẽ trở lại Việt Nam để tiếp tục hoạt động vì môi trường |