HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH

Hỗ trợ 4.500 tỷ đồng để đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho người lao động

2024-12-21 12:58:57
Đà Nẵng hỗ trợ tiền cho lao động ngành du lịch, người dân trong khu cách ly
Sẽ có khoảng 160.000 người dân trong vùng cách ly y tế của Q. Sơn Trà (Đà Nẵng) được nhận tiền hỗ trợ. Người dân sẽ được phát tiền 5 ngày một lần, mỗi người một lần được nhận 200.000 đồng.
ĐH Đà Nẵng chi 25 tỷ hỗ trợ học phí cho sinh viên
Tổng kinh phí của hai gói hỗ trợ tài chính nói trên ước tính khoảng 25 tỷ đồng, được trích từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên và phúc lợi của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án đào tạo.

Đối tượng liên quan gồm có người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm có đủ các điều kiện: Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động. Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020. Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động...

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng phương án và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Người lao động đang làm việc cho người sử dụng lao động cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Theo qui định mức, thời gian hỗ trợ và kinh phí dự kiến: Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng.Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng.

Ảnh minh hoạ.

Thời gian triển khai từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022. Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Để triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách trên, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Coi đây là cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác với đơn vị sử dụng lao động trong việc phối hợp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên của nhà trường. Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Phân công cụ thể đầu mối, xây dựng kế hoạch chi tiết phối hợp với người sử dụng lao động.

Trước mắt, tích cực chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động đã có hợp tác trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động và tổ chức đào tạo sau khi có quyết định hỗ trợ. Trên cơ sở đó tiếp tục nhân rộng, phối hợp với các đơn vị khác trên địa bàn để tổ chức Đối với các địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cần chủ động phối hợp với Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất để nắm bắt nhu cầu, liên hệ với các doanh nghiệp để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng.

Tổ chức thực hiện theo phương châm: Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, tập trung phòng chống dịch thì liên hệ với người sử dụng lao động để nắm bắt nhu cầu, xây dựng phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng triển khai đào tạo khi dịch bệnh được kiểm soát. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh hoặc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì tập trung đẩy mạnh việc phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án, triển khai thực hiện ngay.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng lưu ý các đơn vị tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gắn với đúng phương án đã được phê duyệt; gắn việc đào tạo với cấp bằng, chứng chỉ cho người lao động.

Tạo điều kiện tối đa để người dân và doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị các tỉnh, thành, bộ ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
12 chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19
Ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nghị quyết gồm 12 chính sách hỗ trợ.
Top