Hội nhập quốc tế

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Không dùng tiền mặt, ai cũng được lợi

2025-01-17 18:52:24

 Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, giảm dùng tiền mặt trong nền kinh tế thì tất cả mọi người đều được lợi.

Ngày 11/6 diễn ra hội thảo với chủ đề “Xã hội không tiền mặt: chính sách và thực tiễn tại Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình Ngày không tiền mặt 16/6. Hội thảo có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các Lãnh đạo các Bộ, Ngành (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ) và UBND TP.HCM.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết còn rất nhiều việc phải làm để không bỏ rơi ai trong chiến lược quốc gia về Tài chính toàn diện.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, giảm dùng tiền mặt trong nền kinh tế thì tất cả mọi người đều được lợi. Theo đó, người dân và doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, đỡ mất thời gian nộp tiền mặt tại quầy. Trong khi đó, các ngân hàng cũng được hưởng lợi khi đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, vì hút được lượng tiền nhàn rỗi, đồng thời lợi nhuận dịch vụ mang lại cao hơn là khoản cho vay truyền thống.

Quá trình thanh toán không tiền mặt cũng sẽ giúp thúc đẩy xã hội vận hành theo hướng minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. “Nền kinh tế minh bạch là mong muốn hướng tới, qua đó góp phần đấu tranh chống tham những và phòng chống rửa tiền quốc tế”, Phó Thủ tướng còn cho biết thêm.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và nhiều lãnh đạo Bộ, ngành thử nghiệm công nghệ chuyển tiền mới

Năm 2018, Việt Nam ghi nhận nhiều điểm nhấn mới trong lĩnh vực thanh toán không tiền mặt. Hạ tầng thanh toán được các chuyên gia đánh giá rằng đã đảm bảo cho việc đẩy mạnh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn tiếp theo.

Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết quả đạt được. Tuy nhiên, đây là lộ trình thanh toán không tiền mặt mới là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm. Chính phủ cũng đặt kế hoạch cho các nhà băng phải triển khai dịch vụ công cấp độ 4, tức người dân có thể nộp tiền phí, thuế qua mạng, không cần phải tới nộp tận nơi và phải thực sự đi vào cuộc sống.

Hiện tỉ lệ thanh toán không tiền mặt mới chỉ chiếm khoảng 14% trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam, trong khi tại Hàn Quốc tỉ lệ này đạt trên 80%. Theo đó, 52 triệu dân mỗi ngày thực hiện đến 64,5 triệu giao dịch.

“Tiền mặt vẫn còn được sử dụng nhiều trong các giao dịch nhỏ, lẻ và một xã hội không tiền mặt vẫn là đích đến lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nhận định.

{keywords}
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh đánh giá rằng xã hội không tiền mặt là xu hướng tất yếu

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Tài chính toàn diện, xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Regulatoty Sandbox), thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn cơ sở “Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía Đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam”.

Đặc biệt hơn, Chính phủ vừa đồng ý triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile-Money), dịch vụ có bản chất tương tự việc cho phép nạp tiền mặt vào Ví điện tử không qua tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Thực tiễn cho thấy thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như chúng ta đã làm được với điện thoại di động hơn 10 năm trước. “Đây cũng là xu hướng tất yếu bởi nhanh và phổ cập là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Chúng ta đi nhanh để đất nước không bị tụt hậu và phổ cập để không ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

{keywords}
Quét mã QR liệu có thúc đẩy giao dịch không tiền mặt ở Việt Nam?

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, có trên 64.160 nghìn giao dịch tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái).

Tính đến cuối tháng 4/2019, trên toàn quốc có hơn 18.700 ATM, hơn (tăng tương ứng 4,25% so với cùng kỳ năm ngoái), số POS đạt được 266.700 POS và hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công (cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,...). Số lượng tài khoản cá nhân tính đến cuối tháng 3 đã tăng 15,9% so với cùng kỳ.

Dũng Nguyễn
Ảnh: Tùng Tin

Nhà mạng cần đảm bảo ATTT khi triển khai mobile money tại Việt Nam

Nhà mạng cần đảm bảo ATTT khi triển khai mobile money tại Việt Nam

 Mobile money sẽ cho phép người dân chuyển tiền và thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ qua tài khoản di động. Các nhà mạng như Viettel, VinaPhone hay MobiFone sẽ có rất nhiều việc phải làm trước khi mobile money được triển khai tại Việt Nam.  

Nguồn bài viết : Chơi bắn cá đổi thưởng

Top