Mạng lưới đổi mới sáng tạo ở Việt Nam mở rộng ra nước ngoài Thành lập năm 2018, đến nay Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VIN) ngày càng được mở rộng ra các nước, góp phần quy tụ nhân tài để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng của đất nước. |
Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc chung tay đưa sản phẩm Việt ra thế giới Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc vừa phối hợp với Sở công thương tỉnh Sơn Đông tổ chức Hội nghị triển lãm trực tuyến thương mại song phương Việt Nam - Sơn Đông (Trung Quốc). |
Doanh nghiệp sáng kiến đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài
Phát biểu khai mạc, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh, Trung ương, Thành phố luôn nhận thức vai trò rất lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhất là người Việt Nam đang ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu, truyền thông và trực tiếp sản xuất, phân phối hàng Việt Nam ra nước ngoài.
Một số nội dung các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ như việc tổ chức quảng bá, giới thiệu hàng hóa Việt Nam ở thị trường nước sở tại; các doanh nghiệp cần hỗ trợ những vấn đề cụ thể nào từ các sở, ngành ở TP.HCM.
Quang cảnh buổi toạ đàm. |
Phó Bí thư thành uỷ TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cũng đề nghị buổi toạ đàm thảo luận về phương hướng, phương pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại và kết nối doanh nghiệp Việt trong và ngoài nước, qua đó đặt ra những yêu cầu cụ thể cần sự hỗ trợ từ các sở, ngành ở TP.HCM để cộng đồng doanh nghiệp, người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với chính quyền sở tại tổ chức các chương trình (Ngày/Tuần hàng Việt Nam, Hội chợ, Triển lãm hàng hóa, diễn đàn - hội thảo hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại khác, các sự kiện lớn như Tết cộng đồng, Quốc khánh, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao, các buổi gặp gỡ doanh nghiệp với cộng đồng) hoặc đề xuất một số cách làm hay, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá hàng hóa Việt Nam ở nước sở tại cũng như kết nối các doanh nghiệp người Việt Nam và nước ngoài.
Tại buổi toạ đàm, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm, cùng trao đổi về thực trạng và đề xuất những giải pháp để làm sao hàng hóa của Việt Nam có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế.
GS. Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ thông tin, tính riêng số người Việt tại Mỹ là hơn 2 triệu người, các hộ gia đình người Mỹ gốc Việt cũng mua nhiều hàng tiêu dùng, ước tính mỗi năm người Việt tại Mỹ chi tiêu 57 tỷ USD, tức khoảng 27.000 USD/người.
Cộng đồng doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước sở tại và thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế; trong đó có thương mại và đầu tư song phương Việt -Mỹ. Doanh nghiệp gốc Việt đứng thứ 3 về số lượng doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp gốc Á với khoảng trên 310.000 cơ sở kinh doanh, tạo ra doanh thu khoảng 35 tỷ USD/năm.
GS. Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ. |
Theo GS. Nguyễn Đình Phú, với nguồn lực nêu trên, cộng đồng doanh nhân người Việt tại Mỹ chính là cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm, hội thảo…) tại Mỹ; Hỗ trợ thông tin về các quy định luật pháp Mỹ cho các doanh nghiệp mới muốn tiếp cận thị trường Mỹ để giảm thiểu các rủi ro thương mại, nhất là vấn đề nguồn gốc xuất xứ; chất lượng sản phẩm, mẫu mã.
"Việt Nam - Mỹ có nhiều tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất sang Mỹ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai bên cũng có thể kết nối, hợp tác về logistics đường biển, hàng không, vận chuyển hàng hóa bền vững, nghiên cứu dự án vận tải, dịch vụ kho bãi…", GS.Nguyễn Đình Phú chia sẻ thêm.
Chú trọng bao bì và giá cả
Chia sẻ tại tọa đàm, ông David Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VABA) cho rằng, thị trường Mỹ có những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn hàng hóa, trong đó có bao bì sản phẩm và giá thành. Bao bì hàng hóa, sản phẩm phải nhỏ - gọn – đẹp, có song ngữ trên bao bì. Giá cả muốn có sức cạnh tranh thì phải có nhà kho lớn tại địa phương nước sở tại để cung cấp sỉ cho các cửa hàng kịp thời. Và trong trường hợp sản phẩm lỗi hay hỏng có thể đổi trả ngay, khắc phục được những sự cố không đáng tiếc xảy ra. Cùng với đó phải quảng bá sản phẩm của Việt Nam trên các nền tảng xã hội.
"Đơn cử như việc đưa trái cây Việt Nam qua Mỹ gặp nhiều khó khăn khi không đồng đều về chất lượng, khó có sức cạnh tranh. Trong 10 trái thì chỉ chỉ có 8 trái đảm bảo ngọt. Như vậy, muốn có chất lượng đồng đều phải áp dụng nông nghiệp hóa và đưa công nghệ vào trồng trọt... Và khi đáp ứng được điều này sẽ là cơ hội để phát triển và bứt phá tại thị trường Mỹ.", ông David Dương dẫn chứng.
Ông David Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VABA) phát biểu tại toạ đàm. |
Cùng quan điểm, ông Peter Hồng (Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài – BAOOV) cũng nhấn mạnh việc đưa sản phẩm Việt Nam qua thị trường Mỹ cần chú trọng bao bì sản phẩm và giá cả.
"Thay vì chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Châu Âu,... chúng ta cũng có thể nhắm đến các thị trường mục tiêu khác như Ấn Độ, các nước Trung Đông, các nước Châu Phi,...", ông Peter Hồng kiến nghị.
Ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt Nam đề xuất trong thời gian tới tình hình dịch bệnh ổn định, Hiệp hội sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trao đổi thương mại Thái Lan – Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối kiều bào tại Thái Lan tiếp tục trao đổi thương mại giữa hai bên, đặc biệt là các doanh nghiệp tại TP.HCM để đưa các sản phẩm các doanh nghiệp của thành phố qua trưng bày và giới thiệu tại Trung tâm triễn lãm hàng Việt Nam tại Thái Lan.
Hiệp hội đề xuất đến TP.HCM cần giới thiệu các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn, uy tín về các mặt hàng thế mạnh của thành phố để thuận lợi cho hoạt động kết nối thương mại giữa doanh nghiệp Việt kiều Thái Lan với trong nước. Tổ chức các chương trình cho doanh nhân Việt kiều Thái Lan về thành phố tìm hiểu về các mặt hàng nông sản và mặt hàng tiêu dùng thế mạnh của thành phố, tham quan cơ sở sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu chủ lực trên địa bàn TP.HCM.
Các kiều bào tham dự toạ đàm. |
Thúc đẩy đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và doanh nhân người Việt ở nước ngoài nói riêng là nguồn lực lớn đối với việc thúc đẩy đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới. Để phát huy được lợi thế đó, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài cần tập trung vào các nhóm giải pháp đa dạng hóa mở rộng hình thức, quy mô xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng ở nước ngoài. Đồng thời, hình thành các liên kết chiến lược giữa các doanh nghiệp phân phối; giữa phân phối và sản xuất.
Qua đó, góp phần tăng cường liên kết nội bộ, liên kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa có giá trị, ổn định và khai mở thị trường.
Doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng thời trang sang Châu Phi Với quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng cao trong khi sản xuất nội khối chưa phát triển, Châu Phi được nhận định là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có hàng dệt may, da giày, phụ kiện thời trang các loại... |
Doanh nghiệp Việt có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang châu Phi Châu Phi là thị trường có nhu cầu lớn với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; nguồn lao động và tài nguyên dồi dào nên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực thương mại. |