Hội nhập quốc tế

Kinh nghiệm xây dựng lối sống xanh từ Nhật Bản

2025-01-17 18:50:30
Thành phố Yokohama (Nhật Bản) chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải rắn với Đà Nẵng
Lâm Đồng: chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền trong tình hình mới

Nhật Bản xây dựng lối sống xanh, bền vững

Tháng 12/2015, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) diễn ra ở Paris, Pháp. Hiệp định đưa ra cam kết quan trọng: giữ cho nhiệt độ trái đất chỉ tăng dưới ngưỡng 2°C và tiếp tục nỗ lực để hạn chế mức tăng ở 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp (cuối thế kỷ XXI). Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC, tham vọng này đòi hỏi thế giới cần giảm lượng carbon thải ra ít nhất 40% vào năm 2030 và loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm carbon vào năm 2050.

Để đạt được mục tiêu trên, nhiều quốc gia đang đẩy nhanh tiến trình khử carbon, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng 0. Là phát thải khí nhà kính lớn thứ 5 thế giới, Nhật Bản không chỉ nỗ lực để khử carbon trong các dây chuyền sản xuất lớn mà còn trong lối sống hàng ngày. Mới đây, chính phủ Nhật Bản phát động “Chiến dịch quốc gia vì một lối sống mới và thịnh vượng, hướng tới khử carbon”.

Quảng cáo về Chiến dịch quốc gia vì một lối sống mới và thịnh vượng hướng tới khử carbon của Nhật Bản Ảnh Bộ Môi trường Nhật Bản.

Chia sẻ về chiến dịch, ông Yoshifumi Sakai, đại diện Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết: “Để phát triển chiến dịch, chúng tôi đã đặt ra 2 giai đoạn: Nâng cao nhận thức và Triển khai thực tế. Hiện chúng tôi đang ở giai đoạn hai: nỗ lực hợp tác với các doanh nghiệp để liên tục cho ra mắt các sản phẩm, dự án qua đó giúp người dân thay đổi thói quen hàng ngày, hướng tới một lối sống xanh, bền vững trong tương lai.”

Hai trong số những nội dung chính của chiến dịch là khuyến khích người dân sử dụng năng lượng tái tạo và phương tiện công cộng, thông qua các dự án, sản phẩm như: hợp tác với các hãng thời trang nhằm đẩy mạnh việc sử dụng dây chuyền sản xuất xanh, hạn chế phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo; kêu gọi các nhà máy, doanh nghiệp đẩy mạnh các dòng sản phẩm không sử dụng nguyên liệu hóa thạch; hợp tác với các đơn vị sản xuất thiết bị phát điện sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cho thuê thiết bị với chi phí ưu đãi; phát triển các thiết kế nhà ở sử dụng năng lượng tái tạo; tạo điều kiện cho nhân viên làm việc từ xa, kêu gọi nhân viên đi làm bằng phương tiện công cộng, xe đạp; hợp tác với các đơn vị vận hành tàu điện ngầm cung cấp gói ưu đãi cho khách hàng…

Nhân rộng mô hình đến Việt Nam

Tại họp báo Khử carbon dựa trên nhu cầu thực tế vào tháng 7/2023, ông Yochifumi Sakai, đại diện Nhật Bản cho biết: Nhật Bản đang hợp tác với khu vực Đông Nam Á nhằm nhân rộng mô hình trên.

Với Việt Nam, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tích cực hỗ trợ Việt Nam đạt được mức phát thải bằng 0 thông qua chia sẻ công nghệ, kiến thức và tham gia vào các cơ chế hợp tác, hỗ trợ tài chính, như: sáng kiến “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á” (AZEC) do Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đề xuất tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hồi tháng 1/2022, tạo diễn đàn để các nước Châu Á trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng, hay Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) nhằm huy động các khoản tài chính trị giá 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Tuyến tàu Tokyu Setagaya tuyến tàu đầu tiên chạy 100 bằng năng lượng tái tạo tại Nhật Bản (Ảnh: Tokyu)

Theo ông Yoshifumi Sakai, để sử dụng tốt nhất các nguồn hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Nhật Bản trong việc kêu gọi chuyển đổi năng lượng và sử dụng phương tiện công cộng.

Cụ thể, về chuyển đổi năng lượng, Việt Nam có thể tham khảo công nghệ mới nhất từ Nhật Bản trong việc tăng cường tỷ lệ năng lượng tái tạo trong nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung, bằng cách tạo điều kiện cho các công ty, nhà máy, doanh nghiệp sử dụng năng lượng xanh, quảng bá về các sản phẩm năng lượng xanh để người tiêu dùng biết đến và ưu tiên lựa chọn.

Về khuyến khích phương tiện giao thông công cộng, Việt Nam có thể hợp tác với các doanh nghiệp để nghiên cứu thói quen di chuyển của người dân, từ đó có phương án khuyến khích người giảm sử dụng phương tiện cá nhân.

Ở các đô thị đông đúc, đường xá nhỏ, Việt Nam có thể khuyến khích đi chung xe thay vì đi xe riêng. Theo ông Yoshifumi Sakai, Việt Nam có dân số trẻ, năng động, dễ dàng làm quen với các công nghệ mới. Đó là lợi thế trong việc vận động người dân thay đổi thói quen sinh hoạt. Để phát huy lợi thế này, chính phủ cần tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để người dân hiểu và thay đổi thói quen, hướng tới tương lai bền vững.

Nhật Bản xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động lớn tuổi
Theo Nikkei Asia, Nhật Bản đang chuyển sang tuyển dụng lao động trung niên để giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực công nghệ.
Phát triển kinh tế xanh ở Singapore và kinh nghiệm cho TP.HCM
Là một trong những thành phố xanh nhất thế giới, Singapore trở thành nguồn cảm hứng để TP.HCM chuyển mình, phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với vị trí là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Nguồn bài viết : Trò chơi điện tử

Top