Hội nhập quốc tế

Nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển giáo dục ​​Liên bang Nga - Việt Nam

2024-12-20 18:57:32
Vun đắp quan hệ ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga
Tăng sức trẻ trong xây dựng quan hệ hữu nghị Việt - Nga

Tham dự sự kiện có gần 200 đại biểu đến từ 14 quốc gia là quan chức cấp cao, cán bộ, nhân viên của các tổ chức giáo dục đại học, đại diện các bộ ngành cũng như ban chấp hành hội cựu học viên Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia…

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko đánh giá cao những thành tựu mà các cựu sinh viên Việt Nam đã gặt hái được sau khi tốt nghiệp từ Liên Xô và Liên bang Nga. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, hơn 50.000 sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục của Liên Xô và Nga.

“Nhiều người trong số họ giữ vương vị lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, làm việc trong lĩnh vực ngoại giao, quân sự, nghiên cứu khoa học, kinh doanh… Họ không những đóng góp vào quá trình phát triển đất nước mà còn trở thành cầu nối quan trọng củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga”, Đại sứ Gennady Bezdetko cho biết.

Theo ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và đào tạo), từ năm học 2020-2021, Chính phủ Nga cấp 1000 suất học bổng để đào tạo công dân Việt Nam tại các cơ sở giáo dục đại học Liên bang Nga ở tất cả mọi trình độ từ đại học trở lên. Hiện nay, gần 3000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Liên bang Nga theo diện hiệp định. Đối với Việt Nam, Liên bang Nga luôn là địa chỉ đáng tin cậy để gửi công dân đi học trong những năm tiếp theo.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trao đổi với đại biểu Nga. Ảnh: Hoàng Yến

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Thời Đại, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, nước Nga có thế mạnh về đào tạo khoa học cơ bản. Sinh viên tốt nghiệp ở Nga có thể làm việc ở nhiều nước trên thế giới.

“Các thầy cô giáo người Nga dạy cho tôi thái độ tận tuỵ cống hiến cho khoa học. Để đạt được thành công trong cộng việc và trở nhà khoa học hàng đầu cần sự kiên trì, trải qua quá trình khổ luyện và dám nghĩ dám làm. Bên cạnh đó, tôi học được cách việc có hệ thống, xem xét vấn đề một cách tổng thể”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết.

Hiện tiếng Nga không còn phổ biến trên toàn thế giới và sinh viên Việt Nam có nhiều lựa chọn du học tới các nước khác. Tuy nhiên, nhiều trường đại học tại Nga đã có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, mức học phí và sinh hoạt phí ở Nga (khoảng 460 USD/tháng) phải chăng so với nhiều nước.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận xét, Nga là cường quốc trong lĩnh vực khoa học cơ bản. Tiềm năng hợp tác giữa Nga và Việt Nam rất lớn, không chỉ trong lĩnh vực đào tạo tiếng Nga, mà còn trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, khoa học máy tính, an toàn thông tin, hàng không vũ trụ, tự động hoá.

Hiện nay, Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn đông (FEFU) mở Văn phòng đại diện ở Việt Nam để trao đổi văn hoá, ngôn ngữ, xây dựng tạp chí khoa học. Trong thời gian tới, Đại học Quốc gia Hà Nội và FEFU phối hợp với Ngân hàng Sberbank (Nga) sẽ mở Trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Trung tâm này hoạt động trong các lĩnh vực dự báo thiên tai, xây dựng thành phố thông minh, xây dựng kỹ thuật hạ tầng.

Bà Yulia Motyakina, đại diện Ban giám đốc Liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới. Ảnh: Hoàng Yến

Bà Yulia Motyakina, đại diện Ban giám đốc Liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới cho biết, từ 1-7/3/2024 tại Sochi (Liên bang Nga) sẽ diễn ra Liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 25. Dự kiến, 20.000 đại biểu, trong đó 10.000 đại biểu nước ngoài từ 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ tham dự sự kiện. Mục đích của hoạt động này là thiết lập các mối quan hệ giữa những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết trên toàn hành tinh – những người sẽ phải cùng nhau xây dựng tương lai – một thế giới đa cực công bằng, được dựa cơ sở trên chủ quyền và hợp tác và tìm kiếm sự cân bằng về lợi ích.

Ban Tổ chức dự kiến dành 250 suất cho công dân Việt Nam. Đối tượng tham gia là thanh niên từ độ tuổi từ 18-35, sinh viên và chuyên gia trẻ, lãnh đạo trẻ trong các lĩnh vực như kinh doanh, hợp tác quốc tế, văn hoá, tình nguyện, thể thao. Ban tổ chức Liên hoan sẽ chi trả chi phí ăn uống và chỗ ở cho người tham gia. Đại biểu sẽ được đơn giản hoá thủ tục và miễn nộp phí thị thực.

“Mùa hè xanh 2023” - Chuyến trở về ý nghĩa của du học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga
14 ngày tình nguyện tuy ngắn nhưng đã giúp các du học sinh trưởng thành hơn rất nhiều. Họ biết chia sẻ và quan tâm những người xung quanh. Những kỷ luật trong đoàn giúp họ tự có trách nhiệm với bản thân mình hơn.
Tăng sức trẻ trong xây dựng quan hệ hữu nghị Việt - Nga
Đây là một trong những trọng tâm công tác của Hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga (Hội) trong nhiệm kỳ 2023-2028 được đưa ra tại Đại hội khóa VI. Thu hút hội viên, nhất là lực lượng hội viên trẻ, thanh niên, sinh viên, trí thức, doanh nhân tham gia công tác hội cũng là nhiệm vụ Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý Hội quan tâm triển khai trong nhiệm kỳ mới.

Top