Hội nhập quốc tế

“Thật tuyệt vời khi tổ chức Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới tại Việt Nam”

2024-12-20 20:01:46
Nhiều thông điệp hữu nghị được truyền tải tại Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới
“Việt Nam là đối tác quan trọng của Hội đồng Hòa bình thế giới”
Các đại biểu Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới tới thăm Lăng Bác (Ảnh: Trường Hùng)

Theo ông Athanasios Pafilis, Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới, có nhiều nguyên nhân khiến Hội đồng Hòa bình thế giới lựa chọn Việt Nam là nơi tổ chức Đại hội lần thứ 22. Điều trước tiên là vì lịch sử anh hùng của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã giành chiến thắng trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, Việt Nam trở thành một hình mẫu cho thấy khi người dân đoàn kết có thể giành chiến thắng, bảo vệ giá trị cộng đồng của dân tộc.

Lý do thứ hai là trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh, khủng bố thì Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định và tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chính vì những lý do này, Việt Nam phù hợp là nơi đăng cai tổ chức các sự kiện liên quan đến hòa bình.

Ông Athanasios Pafilis, Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới. (Ảnh: Thu Hà)

Đồng quan điểm, bà Corazon Fabros Valdez, phụ trách về An ninh và Hòa bình của Diễn đàn Nhân dân Á - Âu cho rằng, Hội đồng Hòa bình thế giới đã đúng đắn khi lựa chọn Việt Nam là nơi tổ chức Đại hội lần thứ 22, dựa trên lịch sử đấu tranh vì hòa bình cũng như hướng phát triển hiện nay của Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đang hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Theo bà, tư tưởng hòa bình của Việt Nam nằm trong các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.

“Tôi muốn cảm ơn Ủy ban hòa bình Việt Nam và các bạn Việt Nam vì sự hiếu khách. Tôi đã đến Việt Nam 7 lần, nhưng mỗi lần đến đây tôi đều cảm nhận thấy sự thay đổi, tiến bộ đất nước các bạn”, ông Athanasios Pafilis - Tổng Thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới nói.

Thành viên tích cực của Hội đồng Hòa bình thế giới

Đánh giá về đóng góp của Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung đối với Hội đồng Hòa bình thế giới, các đại biểu đều cho rằng từ trước đến nay, Ủy ban Hòa bình Việt Nam luôn là thành viên tích cực của Hội đồng Hòa bình thế giới.

Theo bà Corazon Valdez Fabros: Điều này hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ của Ủy ban Hòa bình Việt Nam, đó là đấu tranh và ủng hộ đoàn kết, thúc đẩy hòa bình, công lý, độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ ở Việt Nam nói riêng cũng như trên thế giới nói chung; thúc đẩy phong trào không liên kết giữa chính phủ và người dân các nước.

Bà Corazon Fabros Valdez, phụ trách về An ninh và Hòa bình của Diễn đàn Nhân dân Á - Âu. (Ảnh: Thu Hà)

Ông Athanasios Pafilis cho biết, thời gian qua,Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho Hội đồng hòa bình thế giới, không chỉ trong các đại hội, các cuộc hội thảo, mà còn với nhiều diễn đàn khác nữa.

“Chúng tôi hoạt động ở nhiều quốc gia, châu lục và Việt Nam luôn tham gia tích cực, có những bài phát biểu đóng góp cho hội nghị, làm gương cho sự phát triển của phong trào hòa bình trên thế giới. Chúng tôi cảm ơn các bạn vì điều đó”, ông nói.

Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới cho biết, Hội đồng luôn đồng hành cùng Việt Nam, đoàn kết và ủng hộ Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử, từ cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, giải quyết các vấn đề trong khu vực thông qua đàm phán, tuân thủ theo luật pháp quốc tế và quyền lợi chính đáng của các quốc gia trên biển. Đặc biệt, Hội đồng cam kết tiếp tục ủng hộ các tổ chức hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

"Trở lại Việt Nam lần này, tôi thực sự ngạc nhiên trước những bước phát triển mới về cơ sở hạ tầng so với lần đến vào năm 2017. Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng tích cực", bà Corazon Valdez Fabros nhận xét.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hòa bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc, là kết tinh của văn hóa Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối ngoại mang đậm dấu ấn truyền thống ngoại giao của dân tộc, đó là tư tưởng hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc.
“Yêu chuộng hoà bình là đặc điểm nổi trội trong đối ngoại nhân dân”
“Từ ngàn xưa, tinh thần hòa hiếu và yêu chuộng hoà bình đã trở thành truyền thống của Việt Nam. Tới nay, tinh thần đó đã được cụ thể hoá và phát triển lên tầm cao mới, thiết thực và hiệu quả hơn…”, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch Uỷ Ban Hoà bình Việt Nam, chia sẻ với Thời Đại nhân sự kiện Đại hội 22 Hội đồng hòa bình thế giới sắp diễn ra tại Việt Nam.
Top