5 chương trình học tiếng Việt dành cho người Việt Nam ở nước ngoài |
Cần tháo gỡ khó khăn trong đầu tư, đấu thầu cơ sở vật chất cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài |
Tham dự hội thảo có trên 100 đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức trong nước và đại diện lãnh đạo các hội đoàn người Việt Nam đến từ 11 nước/vùng lãnh thổ, bao gồm Pháp, Đức, Ba Lan, Séc, Anh, Nga, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hà Quốc và tại 15 điểm cầu ở nước ngoài.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) cho biết, theo phản ánh của bà con kiều bào, hiện, vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các văn bản pháp luật do các quy định liên quan nằm rải rác trong các văn bản pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau... Do đó, nhiều bà con kiều bào có nhu cầu được hướng dẫn, hỗ trợ thông tin về các chính sách, pháp luật và giải đáp thắc mắc. Đây là nhu cầu hoàn toàn chính đáng của bà con. Uỷ ban NNVNVNONN nhận thức rằng việc hỗ trợ pháp lý do cộng đồng người Việt cả ở trong và ngoài nước cũng được xem là một trong những biện pháp hỗ trợ hiệu quả đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phát biểu tại hội thảo. |
Trên cơ sở đó, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông mong rằng hội thảo là bước khởi đầu để tiến tới hình thành cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài với sự tham gia tư vấn về chuyên môn sâu của Đoàn Luật sư Hà Nội, góp phần hỗ trợ kiều bào ổn định cuộc sống ở sở tại cũng như trong quá trình về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh.
“Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý của bà con, chúng tôi sẽ phối hợp cùng Đoàn Luật sư Hà Nội tăng cường triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của bà con về các chính sách, pháp luật và thủ tục hành chính liên quan”, ông Đông chia sẻ.
Quang cảnh buổi hội thảo. |
Hội thảo đã lắng nghe 10 ý kiến phát biểu của đại diện các hội đoàn người Việt Nam đến từ Vương quốc Anh, Hà Lan, Séc, Bỉ, Nhật Bản, Nga, Pháp, Úc, về nhu cầu hỗ trợ pháp lý trong các lĩnh vực như: đầu tư, kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư NVNONN, thừa kế tài sản, sở hữu trí tuệ, bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam; các thủ tục hành chính liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cấp căn cước cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, xuất-nhập cảnh, xuất khẩu lao động...
Bà Nguyễn Thị Diệu Linh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Chủ tịch Liên hiệp hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại châu Âu đưa ra 5 vấn đề của người Việt tại Séc cần hỗ trợ về pháp lý: hỗ trợ về hộ khẩu thường trú, đăng kí tạm trú, căn cước công dân, thừa kế, quốc tịch.
"Nhiều người Việt Nam ở Séc vẫn còn quốc tịch Việt Nam nhưng không còn hộ khẩu thường trú, khi trở về Việt Nam làm các giấy tờ liên quan thì làm cách nào để chứng minh được nơi cư trú, thường trú của mình?", bà Linh đặt vấn đề.
Bà Nguyễn Thị Diệu Linh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc phát biểu tại hội thảo. |
Tại Hội thảo, bà Linh cũng đưa ra các vấn đề liên quan tới giấy tờ tùy thân của trẻ em có bố mẹ người Việt Nam sinh ra tại nước ngoài; vấn đề thừa kế tài sản cho con khi con không có quốc tịch Việt Nam.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, hiện tại cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản khoảng hơn 500.000 người. Cùng với sự phát triển về số lượng, điều kiện kinh tế của một bộ phận kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản được cải thiện và có nhu cầu đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, nhu cầu cần hỗ trợ pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng.
“Kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản mong muốn được cập nhật thông tin mới nhằm tối ưu hóa cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh và đầu tư. Ngoài ra, vấn đề về quyền sở hữu, hợp đồng, và bảo vệ tài sản cũng là mối quan tâm của nhiều kiều bào tại Nhật Bản. Cần có sự hỗ trợ trong việc thiết lập các hợp đồng pháp lý và đảm bảo rằng quyền sở hữu của kiều bào được bảo vệ đúng cách. Kiều bào Việt tại Nhật Bản thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ các quy định, thủ tục và thời hạn liên quan đến quốc tịch. Mong sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý có hiểu biết sâu rộng về vấn đề quốc tịch tại Việt Nam để thực hiện quá trình này một cách hiệu quả", ông Sơn chia sẻ.
Các đại biểu chụp ảnh tại hội thảo. |
Tiếp thu ý kiến của kiều bào, đại diện Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai hỗ trợ pháp lý cho NVNONN phi lợi nhuận với đa dạng đối tượng và hình thức hỗ trợ, trên cơ sở phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan chức năng.
Người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng |
Khoảng 4 triệu người gồm người nước ngoài và Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam |