KINH TẾ - XÃ HỘI

Đồng hành cùng thực tập sinh người Việt trong cảnh gian truân nơi xứ người

2024-12-21 11:56:07
OECD sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
Chiều 18/10, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Giao dịch việc làm cho người lao động EPS (Hàn Quốc) và thực tập sinh IM Japan (Nhất Bản) về nước
Ngày 17/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước, một số đơn vị tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho người lao động EPS (Hàn Quốc) và thực tập sinh IM Japan (Nhất Bản) về nước, và trao giải cuộc thi “Lao động EPS hồi hương thành công năm 2022”.

Thông dịch viên tiếng Việt tại xứ xở hoa anh đào

Chị Trần Thị Hiền, sinh năm 1973, ở quê ở Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị làm việc cho công ty Honda Việt Nam và lấy chồng người Nhật. Chị theo chồng định cư sang thành phố Osaka từ năm 1999.

Chị Hiền có hơn 20 năm làm thông dịch viên tiếng Việt tại Nhật.

Khi đến Nhật, chị làm thông dịch viên cho Bộ Tư pháp. Công việc của chị là dịch bản án mà tòa thông qua. Đồng thời, chị cũng nhận làm thông dịch cho người du lịch, giới chính trị và những khách hàng có nhu cầu khác.

Gần đây, lịch làm việc của chị dày đặc, dù mệt mỏi nhưng chị không thể từ chối vì muốn giúp thực tập sinh người Việt ở các phiên tòa, hoặc đang bị điều tra vì tình nghi là tội phạm. Có ngày, chị phải phiên dịch cho ba phiên tòa riêng biệt. Có đêm, chị phải đến sở cảnh sát bằng xe tuần tra, vì không còn chuyến xe lửa nào giờ đó.

Kêu gọi chấm dứt “lỗ hổng” trong chương trình thực tập sinh

Hiện có khoảng 450.000 người Việt Nam đang làm việc trên khắp nước Nhật, nhưng chủ yếu theo chương trình thực tập sinh kỹ thuật. Chương trình thực tập sinh được cho là giúp người lao động Việt Nam có những kỹ năng về công nghệ và kinh nghiệm làm việc ở Nhật, rất hữu ích khi trở về nước.

Tuy nhiên, gần đây có một số người lao động từ chương trình này phàn nàn rằng người sử dụng lao động đã buộc họ phải làm những công việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm trong điều kiện làm việc tồi tệ. Một số người chủ còn không phát lương, và ngược đãi họ. Trước tình trạng đó, một thực tập sinh người Việt, khách hàng của chị Hien buộc phải trốn khỏi nơi làm việc vì bị bắt nạt và vì cần tiền nên bị dính líu vào một vụ lừa đảo.

Chị Trần Thị Hiền, kiều bào Nhật.

Chị Trần Thị Hiền cho biết: “Những lỗ hỏng trong chương trình thực tập sinh của Chính phủ là một trong những lý do đẩy thực tập sinh dính vào các hành vi phạm pháp”. Theo chị Hiền, chương trình này nên điều chỉnh lại vì việc lạm dụng tràn lan khiến nó chệch khỏi mục đích tốt đẹp ban đầu”.

Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Đó cũng là năm chị Hiền chào đời. Để vun đắp cho tình hữu nghị song phương này, chị Hiền cho rằng: người dân hai nước phải chân thành với nhau. Qua công việc phiên dịch tiếng Việt, chị mong muốn đóng góp vào sự kết nối tinh thần giữa hai dân tộc, cũng như các vấn đề về kinh tế và ngoại giao giữa hai nước.

Đề nghị Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam
Đây là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung tại buổi tiếp với ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản về các vấn đề Việt Nam – Nhật Bản ngày 20/9.
Tạo cầu nối giúp sinh viên, thanh niên Việt Nam - Hàn Quốc học tập, khởi nghiệp
Hơn 20 năm qua, các chương trình hợp tác giữa thanh niên Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục được triển khai hiệu quả.
Top