Theo đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội), kỳ họp thứ 6 là kỳ họp giữa nhiệm kỳ, sẽ phải đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 3 năm qua. Từ đó xác định các mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra và các bộ ngành thực hiện hiệu quả thế nào, đã đáp ứng mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước hay chưa. Bên canh đó, thông qua những hoạt động hiệu quả của kinh tế - xã hội để xác định trách nhiệm của các bộ ngành, những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hoạt động thực chất thế nào.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội 3 năm qua có bước phát triển, đang đi lên tạo đà cho thời gian tới. Đặc biệt năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực nhất.
“Việc phát triển kinh tế - xã hội có các yếu tố tạo động lực là: thắt chặt chi tiêu dầu tư công, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Thủ tướng Chính phủ cũng có nhiều giải pháp như đối thoại, giảm các thủ tục hành chính rườm rà để doanh nghiệp ngày càng phát triển”, đại biểu Phương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo đại biểu Phương, công tác đối ngoại đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ đó mở rộng quan hệ với đối tác kinh tế trong quá trình hợp tác đầu tư cũng như tiêu thụ các sản phẩm cho người dân. Đây là những yếu tố rất quan trọng. “Đặc biệt năm 2018 là năm mà đầu tư công đang được thặt chặt, đồng thời đầu tư công gắn với hiệu quả nên nền kinh tế đang tạo đà phát triển cho thời gian tới”, đại biểu Phương khẳng định.
Còn theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Chính phụ tại Quốc hội đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế - xã hội 9 tháng vừa qua với những nét rất nổi bật về tăng trưởng trong cả 3 lĩnh vực nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
“Đặc biệt là nông nghiệp, chúng ta đi lên từ nền nông nghiệp rất lạc hậu, giá trị thấp thì nay đã được đầu tư nhiều hơn. Chính phủ đẩy mạnh xây dựng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Chính phủ cũng rất quan tâm đến phòng chống tham nhũng, lãng phí. Những bức xúc rất lớn của người dân về đất đai tại Thủ Thiêm cũng đã được nêu trong báo cáo, theo đề nghị của cử tri Thủ Thiêm”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Về kế hoạch cho những tháng cuối năm 2018 và năm 2019, theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Chính phủ đã thể hiện sẽ tranh thủ cơ hội từ các hiệp định FTA với EU và CPTPP để hút đầu tư nước ngoài cũng như tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo đà cho tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, mặc dù hiện nay đã cắt giảm nhiều thủ tục, điều kiện kinh doanh nhưng một số bộ ngành cắt giảm chưa thực chất. Việc cắt giảm còn hình thức, cán bộ thực thi thì chưa chuyển biến thực sự.
“Hiện còn khoảng hơn 2.700 thủ tục nữa cần cắt giảm nhưng một số bộ ngành chưa thực hiện được hoặc thực hiện quá chậm. Do vậy, vẫn còn phải tiếp tục cố gắng, thậm chí chịu thêm “đau đớn” nữa, bởi nếu vẫn chú ý đến “nồi cơm” của mình thì cắt giảm thủ tục hành chính sẽ không mang lại hiệu quả cao”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Nguồn bài viết : Top 10 sòng bạc online