Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về chính sách mạng, liên lạc và thông tin quốc tế, ông Rob Strayer hôm 10/4 cho biết, một số nước châu Âu đang có tín hiệu tích cực trong việc đưa ra các tiêu chuẩn bảo mật cho mạng 5G.
Ông Rob Strayer muốn chính phủ nước ngoài học tập Đức trong việc thông qua các tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt hơn đối với việc phát triển mạng viễn thông 5G.
Các tiêu chuẩn được công bố vào tháng trước là một "bước tiến tích cực", Rob Strayer thuyết phục các đồng minh ngừng sử dụng các thiết bị mạng 5G của hãng công nghệ Huawei Trung Quốc.
Mỹ tiếp tục gây sức ép đối với tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc |
Hồi tháng 3 vừa qua, Đức đã thiết lập các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn đối với các nhà cung cấp thiết bị viễn thông cho mạng 5G.
"Yếu tố bảo mật, đặc biệt khi nói đến việc mở rộng mạng 5G, ở trong lĩnh vực kỹ thuật số là một mối quan tâm vô cùng quan trọng đối với Chính phủ Đức, vì vậy chúng tôi sẽ thiết lập các tiêu chuẩn riêng cho mình", Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết.
Đức yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng thiết bị của các hãng viễn thông "đáng tin cậy", tuân thủ các quy định an ninh quốc gia về bảo mật thông tin liên lạc và bảo vệ dữ liệu.
Mỹ đã vận động các đồng minh châu Âu cấm Huawei khỏi mạng 5G vì lo ngại Trung Quốc có thể buộc có thể ép buộc các doanh nghiệp nước này tích hợp các phần mềm trong thiết bị 5G để thu thập dữ liệu. Huawei đã liên tục bác bỏ cáo buộc của Mỹ.
Cuộc chiến với Huawei đã gia tăng mạnh mẽ trong những tháng gần đây khi các quốc gia ở châu Âu và các nơi khác chuẩn bị triển khai mạng 5G trong năm nay.
H.N. (tổng hợp)
Hãng công nghệ khổng lồ Huawei bị tuột mất vị trí nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông số một thế giới trong năm 2018.
Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt theo năm