Nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào một giai đoạn rất khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại và dự báo kéo dài tới năm 2023, gia tăng nguy cơ “hạ cánh cứng” ở các nền kinh tế đang phát triển - Ngân hàng Thế giới nhận định.
Thế giới tăng trưởng chậm lại
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, các nền kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt trong bối cảnh các mối đe dọa mới từ các biến thể Covid-19 và sự gia tăng lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập.
Điều này có thể cản trở khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm sâu từ 5,5% năm 2021 xuống 4,1% năm 2022 và 3,2% vào năm 2023 khi các nhu cầu trước đây bị dồn nén giảm đi và các chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ sẽ thu hẹp lại trên toàn thế giới.
Các biến thể Covid-19 lan rộng, kết hợp với lạm phát, nợ và bất bình đẳng đã và đang làm gia tăng bất ổn.
Theo WB, tốc độ lây lan nhanh của biến thể Omicron cho thấy đại dịch có khả năng sẽ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng giảm tốc đáng kể, ảnh hưởng đến cầu bên ngoài của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn rất khó khăn. |
Đến khi chính phủ các nước đang phát triển không còn dư địa chính sách để hỗ trợ kinh tế nếu cần, thì các làn sóng dịch Covid-19 mới, những điểm nghẽn cố hữu trong chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát và tình trạng bất ổn về tài chính leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới có thể làm gia tăng nguy cơ “hạ cánh cứng”.
Chủ tịch Nhóm WB David Malpass cho rằng, nền kinh tế thế giới đang cùng lúc phải đối phó với đại dịch Covid-19, lạm phát và sự bất định của chính sách, trong khi chi tiêu công và chính sách tiền tệ đang trong bối cảnh chưa có tiền lệ. Bất bình đẳng gia tăng và thách thức về vấn đề an ninh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực với các nước đang phát triển. Do đó, để hỗ trợ, quốc tế phải hành động đồng bộ và có các biện pháp ứng phó chính sách quốc gia toàn diện.
Ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 6,3% năm 2021 xuống 4,6% năm 2022 và 4,4% năm 2023.
Đến năm 2023, dự báo tất cả các nền kinh tế tiên tiến có thể khôi phục hoàn toàn sản xuất; tuy nhiên sản xuất ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ vẫn thấp hơn 4% so với mức trước đại dịch.
Đối với nhiều nền kinh tế dễ bị tổn thương, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn: sản lượng của các nền kinh tế dễ tổn thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột sẽ thấp hơn 7,5% so với xu thế trước đại dịch và sản lượng của các quốc đảo nhỏ sẽ thấp hơn 8,5%.
Trong khi đó, tình trạng lạm phát gia tăng, kéo theo ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người lao động thu nhập thấp, lại đang gây cản trở đối với chính sách tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát thế giới và tỷ lệ lạm phát ở các nước phát triển ở mức cao nhất kể từ năm 2008; còn tỷ lệ này ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển cũng cao nhất kể từ năm 2011.
Do đó, nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang thu lại chính sách hỗ trợ để kiềm chế áp lực lạm phát, trong khi nền kinh tế còn rất lâu mới có thể phục hồi.
Thận trọng với chính sách tài khóa và tiền tệ
Báo cáo của WB chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 đã đẩy tổng nợ toàn cầu lên mức cao nhất trong vòng 50 năm qua trong khi bức tranh chủ nợ ngày càng trở nên phức tạp.
Mari Pangestu, Tổng Giám Đốc điều hành Chính sách phát triển và Quan hệ đối tác của WB, cho biết, những quyết sách của các nhà hoạch định chính sách trong vài năm tới sẽ quyết định tiến trình phát triển của thập kỷ tới. Ưu tiên trước mắt là đảm bảo triển khai vắc xin rộng rãi và công bằng hơn để có thể kiểm soát được đại dịch.
Các nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng lớn. |
Báo cáo cũng đề cập tới tác động của chu kỳ kinh tế bong bóng - vỡ đối với giá cả hàng hóa ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, là các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa.
Những chu kỳ này biến động mạnh trong hai năm qua, cụ thể giá hàng hóa giảm sâu khi đại dịch Covid-19 bùng phát và sau đó tăng vọt, thậm chí có lúc lên mức cao nhất lịch sử trong năm 2021. Diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu và các yếu tố về nguồn cung hàng có thể sẽ khiến chu kỳ kinh tế bong bóng - vỡ này tiếp diễn trên thị trường hàng hóa.
Nội dung phân tích thứ ba của báo cáo đi sâu vào tác động của đại dịch Covid-19 đối với tình trạng bất bình đẳng toàn cầu, điển hình là gia tăng bất bình đẳng thu nhập, hay về nguồn cung vắc xin, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, khả năng tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tình trạng mất việc làm và mất thu nhập... Xu hướng này có khả năng để lại những hệ quả lâu dài: cụ thể, tổn thất về vốn con người do sự gián đoạn trong giáo dục có thể để lại ảnh hưởng qua nhiều thế hệ.
Ayhan Kose, Giám đốc Chương trình Báo cáo Triển vọng của WB, phân tích, trong bối cảnh tăng trưởng sản xuất và đầu tư được dự báo chậm lại, dư địa chính sách hạn chế và những rủi ro lớn đang lấn át so với các triển vọng, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ cần phải sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ một cách thận trọng, đồng thời cần thực hiện những cải cách để giải quyết những hậu quả của đại dịch.
M. Hà
TTCK tăng mạnh ngay trong phiên đầu tiên của đầu năm mới và vọt lên trên ngưỡng 1.500 điểm một cách dễ dàng sau khi đón thông tin tốt về gói kích thích kinh tế trị giá nhiều trăm nghìn tỷ đồng.
Nguồn bài viết : Trực tiếp đá gà tre