Bộ Xây dựng và AFD hợp tác hỗ trợ tăng khả năng chống chịu và phục hồi cho đô thị Việt Nam |
Đầu tư nhân lực xây dựng hệ thống y tế cơ sở thông minh |
Hội thảo nhằm kết nối, tham khảo, học hỏi các mô hình, kinh nghiệm quốc tế để quá trình phát triển các thành phố thông minh thực sự hiệu quả, phù hợp với điều kiện và đặc thù của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán nhiều quốc gia Tây, Bắc Âu như Hà Lan, Phần Lan, Đức, Anh,... cùng lãnh đạo các hiệp hội thương mại, doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đô thị thông minh.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hạnh Trần |
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam cho biết phát triển đô thị thông minh trong kỷ nguyên số là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm. Ngày 24/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Và Hội thảo này là hoạt động thiết thực nhằm triển khai nghị quyết.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, Đà Nẵng hiện có cơ sở hạ tầng, dịch vụ và trình độ quản lý đáp ứng được các điều kiện để xây dựng thành phố thông minh. Đồng thời, chính quyền và nhân dân địa phương cũng đang quyết tâm xây dựng thành phố thông minh.
Hội thảo quốc tế bao gồm phiên tổng thể và 02 phiên chuyên đề. Trong phiên toàn thể, Đại diện Bộ xây dựng đã chia sẻ tổng quan về định hướng, chính sách phát triển thành phố thông minh bền vững và thực tiễn tại Việt Nam. Đại diện Sở TT&TT TP Đà Nẵng trình bày về chiến lược, định hướng và một số kết quả bước đầu trong xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hạnh Trần |
Tại phiên chuyên đề 2 về “Hạ tầng Đô thị thông minh”, các diễn giả đã giới thiệu mô hình thực tế, chia sẻ những kinh nghiệm tại các nước châu Âu. Các tham luận được trình bày gồm: Kinh nghiệm, mô hình thực tế Giao thông thông minh tại Áo (Đại sứ Áo tại Việt Nam Hans-Peter Glanzer); Thành phố thông minh: Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh (Ông Đỗ Công Nguyên, Cố vấn Tổng lãnh sự quán Vương quốc Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh); Kinh nghiệm, giải pháp cung cấp nước sạch cho đô thị thông minh (Ông Bakhtiyar Sharipov, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nectaris tại Việt Nam).
Phiên chuyên đề 3 có chủ đề: “Quản trị đô thị thông minh” gồm các nội dung: Kinh nghiệm thực tế xây dựng đô thị thông minh tại Hà Lan (Tổng lãnh sự Hà Lan tại thành phố Hồ Chí Minh Daniel Coenraad Stork); Kinh nghiệm, giải pháp giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường tại đô thị thông minh (Đại diện Thương vụ Ireland tại Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Zeus – Doanh nghiệp Ireland); Kinh nghiệm, giải pháp chiếu sáng đô thị thông minh (Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang).
Tổng lãnh sự Hà Lan tại thành phố Hồ Chí Minh Daniel Coenraad Stork chia sẻ kinh nghiệm thực tế xây dựng đô thị thông minh tại Hà Lan. Ảnh: Hạnh Trần |
Các bài thảo luận tập trung vào vấn đề quản trị và vận hành đô thị thông minh, ứng dụng các lợi thế công nghệ nhằm đưa ra các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cũng như các giải pháp để giải quyết những vướng mắt, điểm nghẽn trong công tác phát triển đô thị hiện nay.
Đây là một hội thảo quốc tế có ý nghĩa quan trọng, mang tính thời sự để các nhà quản lý các cấp, các ngành và các địa phương có thêm tư liệu trong việc hoạch định chính sách phát triển xây dựng đô thị thông minh. Hội thảo cũng sẽ mở ra những hướng hợp tác mới trong nghiên cứu, xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phát triển của Việt Nam và các quốc gia phát triển khu vực Tây, Bắc Âu, hướng tới giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn về xây dựng đô thị và phát triển bền vững mà Việt Nam đang gặp phải.
Từ năm 2010, Đà Nẵng đã ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử và năm 2014 đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố. Cũng từ năm 2014, thành phố bắt đầu triển khai thí điểm một số ứng dụng thông minh trong các lĩnh vực: giao thông, môi trường, y tế, giáo dục, vệ sinh an toàn thực phẩm,... Kế thừa hạ tầng, nền tảng và kinh nghiệm, kết quả đạt được, năm 2018 thành phố đã ban hành Kiến trúc thành phố thông minh. Tiến sỹ Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng cho biết đến nay, thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực trong quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công từ truyền thống sang dựa trên dữ liệu số và công nghệ số. Thành phố đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao trong quá trình xây dựng thành phố thông minh như Giải thưởng ASOCIO Smart City 2019 của Tổ chức công nghiệp điện toán Châu Á - Châu Đại Dương; Giải thưởng Thành phố thông minh (duy nhất) Việt Nam liên tiếp trong 02 năm 2020 và năm 2021. |
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập |
CompAsia đẩy mạnh kinh doanh hàng điện tử thông minh đã qua sử dụng tại 9 thị trường trong khu vực |