Nữ sinh gốc Việt 11 tuổi vào đại học mong ước thành luật sư bảo vệ trẻ em

2024-12-21 12:06:20
Nữ sinh gốc Việt 12 tuổi vào đại học hàng đầu thế giới
Ở tuổi 12, nữ sinh gốc Việt Alisa Pham đã trở thành sinh viên chuyên ngành kép của Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand. Thành tích này của Alisa vượt kỷ lục mà chị gái em lập nên cách đây hai năm.
World Vision Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái của cộng đồng
World Vision Việt Nam vừa phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Vùng Mường Chà (tỉnh Điện Biên) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm thứ hai và triển khai hoạt động năm thứ ba của Dự án Phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em gái tại tỉnh Điện Biên.
Đại học Tôn Đức Thắng vào top 100 đại học trẻ tốt nhất thế giới
Đại học Tôn Đức Thắng vừa trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam góp mặt trong top 100 trường dưới 50 năm tuổi tốt nhất thế giới, theo Tổ chức xếp hạng đại học THE (THE World University Rankings).

Một cô bé “thần đồng đất Việt” hiện đang sinh sống và học tập ở New Zealand không chỉ gây xôn xao ở đảo quốc thuộc khu vực Tây Nam Thái Bình Dương này mà còn trở thành “cơn sốt” khiến truyền thông và mạng xã hội ở Việt Nam liên tục đề cập suốt thời gian gần đây.

Alisa Phạm trở thành sinh viên đại học khi mới 11 tuổi

Vào đại học thuộc top 1% thế giới khi mới 11 tuổi

Nhân vật chính gây ấn tượng mạnh đối với nhiều người chính là cô bé Alisa Phạm với thành tích ít ai có thể đạt được: trở thành sinh viên đại học tại trường Đại học hàng đầu New Zealand và thuộc top 1% trường đại học tốt nhất thế giới khi chỉ mới 11 tuổi.

“Alisa là sinh viên nhỏ tuổi nhất của trường chúng tôi kể từ khi được thành lập đến nay”, Giáo sư Alison Sykora, phát ngôn viên của Đại học Công nghệ Auckland (AUT) cho biết. Ngôi trường 127 năm tuổi này luôn được xếp thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học uy tín thế giới.

Cô nữ sinh nhỏ tuổi được truyền thông của “xứ sở kiwi” ưu ái gọi là “thần đồng” này có một năng lực học tập đặc biệt khi có thể hoàn tất toàn bộ chương trình học của bậc phổ thông chỉ trong vỏn vẹn… 10 tháng.

Đầu tháng 2/2021, Alisa lúc đó đang là học sinh lớp 9. Để có thể “đốt cháy giai đoạn” và nộp hồ sơ vào đại học vào thời điểm cuối năm, cô bé đã phải hoàn thành toàn bộ những môn học bắt buộc cũng như vượt qua các kỳ thi “khó nhằn” của 3 năm phổ thông trong tình trạng New Zealand bị phong tỏa vì đại dịch COVID-19.

Thời điểm đó, một số giáo viên của Alisa ở trường phổ thông đã liên tục cảnh báo Alisa về “nhiệm vụ bất khả thi” này với mục tiêu đủ điều kiện để thi tốt nghiệp bậc phổ thông để nộp hồ sơ vào đại học vào thời điểm cuối năm 2021.

“May mắn là vào tháng 11/2021, trường học của em được mở cửa trở lại. Em đã phải hoàn thành trung bình 6 kỳ thi trong một tuần để tích lũy được 60 tín chỉ, một nhiệm vụ mà học sinh ở New Zealand thông thường mất tới 2 năm để hoàn thành”, Alisa Phạm kể, và cho biết thêm rằng, em đã chịu nhiều áp lực để thực hiện được mục tiêu này.

Alisa Phạm đã lựa chọn AUT làm nơi theo đuổi đam mê học thuật của mình

Và những nỗ lực của cô nữ sinh 11 tuổi này đã được đền đáp xứng đáng khi cuối tháng 1/2022, Alisa Phạm liên tục nhận được thư chấp nhận đến từ 5 trường đại học hàng đầu của New Zealand.

Tự học với sự hỗ trợ của “giáo sư Google”

Bật mí về phương pháp học tập của mình trong thời gian học phổ thông, Alisa Phạm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tự học và tự nghiên cứu.

“Em dành phần lớn thời gian để tự học bằng cách đọc kỹ bài trong sách giáo khoa và sách tham khảo. Sau đó, em tự ra đề thi và đặt bản thân vào hoàn cảnh như đang dự một kỳ thi thật sự để tạo áp lực cho mình”, Alisa Phạm chia sẻ.

Nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập của Alisa Phạm không ai khác chính là “giáo sư Google” với nền tảng Google Scholar nơi cô bé có thể tìm thấy nhiều tài liệu học thuật hữu ích.

“Em xới tung Google Scholar để tìm kiếm mọi thứ liên quan đến bài học, tải xuống máy tính những tài liệu cần thiết cũng như tìm thêm những dạng bài tập nâng cao để làm”. Bên cạnh đó, cô bé còn tận dụng nguồn học liệu có sẵn trên YouTube cũng như hỏi thêm giáo viên khi gặp những vấn đề khó.

“Internet là một nguồn tài nguyên hữu ích giúp chúng ta không chỉ trong việc học tập, giải trí mà còn học được thêm nhiều kỹ năng mới”, Alisa Phạm kể về việc cô tự học nhiều thứ trên mạng, như vẽ các nhân vật truyện tranh theo phong cách manga, thiết kế các mẫu giày dép và váy áo cho bản thân và các thành viên trong gia đình mình.

Thầy Andrew Speed, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông Selwyn College nơi Alisa Phạm từng theo học đã không tiếc lời khen ngợi dành cho cô học trò nhỏ của mình.

“Alisa áp dụng phương pháp tự học một cách hiệu quả cũng như luôn thể hiện động lực mạnh mẽ trong việc kiên quyết thực hiện mục tiêu của mình. Nhờ vậy mà cô bé đã có thể hoàn tất chương trình phổ thông trung học khi đang học lớp 9”.

Mong ước trở thành luật sư để bảo vệ quyền trẻ em

Giờ đây, khi đã trở thành sinh viên đại học, Alisa Phạm vẫn đặt ra các thách thức mới cho bản thân mình. Cô nữ sinh “bé hạt tiêu” này sẽ phải hoàn tất chương trình cử nhân song bằng thuộc ngành Truyền thông chỉ trong vòng 2 năm để tiếp học theo đuổi ngành Luật với mục tiêu sẽ trở thành luật sư để bảo vệ quyền của trẻ em.

Là sinh viên trẻ tuổi nhất tại Đại học AUT không khiến cô bé 11 tuổi này phải cảm thấy hoang mang hay lo lắng bởi “phương pháp học đại học với bài tập nhóm, trình bày trước đám đông, tìm kiếm tài liệu nghiên cứu… là những gì mà em đã quen thuộc khi đang là học sinh phổ thông”, Alisa Phạm tự tin bày tỏ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, sáng lập viên và là người điều hành tổ chức phi lợi nhuận có tên “Ngôi nhà Trí tuệ” (tiếng Anh: House of Wisdom) cho biết, Alisa Phạm là một gương mặt quen thuộc của dự án.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn thì cô bé đã rất tích cực tham gia các buổi nói chuyện trực tuyến với học sinh ở nhiều địa phương vùng sâu vùng xa thuộc khu vực miền Trung của Việt Nam để giúp truyền thêm niềm cảm hứng và suy nghĩ tích cực cho các bạn nhỏ gặp khó khăn có thêm động lực vượt qua nghịch cảnh.

“Năm ngoái, mặc dù đang phải trải qua thời gian căng thẳng cho các kỳ thi vào đại học, thế nhưng cô bé chưa từng hoãn hay hủy bất cứ buổi nói chuyện nào đã lên lịch trước đó”, ông Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ về thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp của Alisa Phạm.

“Alisa Phạm là một hình mẫu truyền cảm hứng góp phần tạo nên động lực học tập và vươn lên của hàng ngàn trẻ em Việt Nam”, một người dùng mạng xã hội bày tỏ trên trang Facebook cá nhân của mình.

Alisa Phạm mong muốn lớn lên sẽ trở thành luật sư để bảo vệ trẻ em

Hiện Alisa Phạm được kết nạp làm thành viên của MENSA International - một cộng đồng của chỉ 2% người có chỉ số IQ cao nhất trên thế giới.

Danh sách những việc cần làm của cô bé thần đồng này cũng ấn tượng không kém, trong đó nổi bật là: trở thành người đấu tranh để bảo vệ quyền của trẻ em, viết và xuất bản cuốn tự truyện về bản thân với 10 ngôn ngữ khác nhau, quyên góp 20 ngàn quyển sách để tặng cho trẻ em ở các miền quê nghèo của Việt Nam, và niêm yết doanh nghiệp do cô làm chủ lên sàn chứng khoán vào năm 2025.

Tăng cường thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em
Trong Phiên giải trình về nội dung “Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em” các đại biểu chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng vụ việc bạo lực trẻ em thời gian qua.
ChildFund hỗ trợ Việt Nam củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em
Mới đây, ChildFund Việt Nam phối hợp với Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo giới thiệu dự án “Tăng cường hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em”. Dự án được mong đợi sẽ củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, đảm bảo các trẻ em trai và trẻ em gái, cha mẹ và người chăm sóc tiếp cận được những dịch vụ hỗ trợ chất lượng dưới sự điều phối của nhà nước, đáp ứng các nhu cầu bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.
Tiến sĩ Philipp Rösler trở thành Đại sứ của chương trình hỗ trợ trẻ mồ côi hậu Covid-19 tại Việt Nam
Nhằm thúc đẩy hơn nữa chương trình Yêu thương nâng bước hỗ trợ trẻ mồ côi hậu Covid-19 tại Việt Nam, Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) vừa công bố Tiến sĩ Philipp Rösler chính thức trở thành Đại sứ Toàn cầu của chương trình.
Top