Thúc đẩy triển khai các chương trình, hoạt động giao lưu hợp tác Đà Nẵng - Armenia |
Bến Tre được chọn thực hiện Dự án phát triển cộng đồng kiểu mẫu bền vững |
Tham dự buổi họp trực tuyến, phía đầu cầu Đà Nẵng do Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến chủ trì. Về phía thành phố Borås có sự tham dự của Phó Thị trưởng thành phố Tom Andersson; Phó Chủ tịch hội đồng thành phố Ulrik Nilsson.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ngô Thị Kim Yến cho biết, trên cơ sở 17 mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hiệp quốc về phát triển bền vững, thành phố Đà Nẵng đã có những chương trình hành động cụ thể để hiện thực hóa các mục tiêu này. Trong lĩnh vực giáo dục về môi trường, ngành giáo dục áp dụng chương trình “Giáo dục vì sự phát triển bền vững” được phát triển bởi UNESCO, đồng thời xây dựng các chiến dịch và kế hoạch hành động như: Kế hoạch giáo dục cho tất cả mọi người giai đoạn 2003-2015; Giáo dục về Môi trường; Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Dự án xây dựng một xã hội tri thức giai đọan 2012-2020...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến chủ trì tại đầu cầu Đà Nẵng - Ảnh Ngô Huyền/danang.gov.vn |
Trong thời gian đến, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề xuất phát triển một Trung tâm Giáo dục khoa học có tính ứng dụng và hiệu quả cao theo mô hình NAVET để triển khai tại Đà Nẵng; đồng thời cho biết, dự kiến trong tháng 6-2022, thành phố sẽ tổ chức chuyến công tác cho Ban Điều phối và Tổ Dự án thành phố Đà Nẵng học tập kinh nghiệm và thảo luận các vấn đề chuyên sâu tại Borås.
Đồng tình với những nhận định của Phó Chủ tịch Ngô Thị Kim Yến về tình hình triển khai dự án trong thời gian qua, Phó Thị trưởng Tom Andersson cho rằng, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khoảng cách không gian và thời gian, hai bên vẫn đạt được những kết quả hợp tác tốt đẹp, rất đáng ghi nhận.
Dự án “Giáo dục khoa học vì sự phát triển bền vững tại Đà Nẵng” đạt được nhiều kết quả tích cực sau 3 năm triển khai - Ảnh Ngô Huyền/danang.gov.vn |
Thay mặt chính quyền thành phố Borås nhiệt liệt chào mừng đoàn công tác thành phố Đà Nẵng đến thăm và làm việc tại Borås trong thời gian đến, Phó Thị trưởng thành phố Tom Andersson hy vọng, sự hợp tác giữa hai thành phố sẽ không dừng lại trong khuôn khổ dự án, mà hai bên sẽ tiếp tục trao đổi, phối hợp chặt chẽ nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững.
“Với cùng định hướng trở thành những thành phố xanh, bền vững, dự án “Giáo dục khoa học vì sự phát triển bền vững tại Đà Nẵng” là cơ hội để hai bên chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của phát triển bền vững, nhằm tạo nên một thế hệ tương lai hướng đến thế giới bền vững hơn; đồng thời, dự án cũng tạo là tiền đề cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai thành phố trong tương lai”, ông Tom Andersson chia sẻ.
Dự án “Giáo dục khoa học vì sự phát triển bền vững tại Đà Nẵng” do chính quyền thành phố Borås thực hiện, với sự tài trợ của Trung tâm quốc tế về dân chủ địa phương Thuỵ Điển ICLD, nhằm mục đích hỗ trợ thành phố Đà Nẵng thiết lập một mô hình tương tự như Trung tâm khoa học NAVET (Thụy Điển), qua đó đẩy mạnh phong trào học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng đến phát triển bền vững. Trong giai đoạn đầu, hai bên thống nhất các mục tiêu cụ thể gồm: thông qua giáo dục khoa học, hỗ trợ nâng cao nhận thức của giới trẻ Đà Nẵng về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; xây dựng cơ sở giảng dạy và cách thức hiệu quả nhất để truyền đạt kiến thức về phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng, sử dụng giáo trình, phương pháp, hoạt động các công cụ số về giảng dạy và giao tiếp của Trung tâm NAVET; tìm hiểu khả năng xây dựng trung tâm khoa học hỗ trợ nâng cao nhận thức của giới trẻ Đà Nẵng về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc theo chương trình nghị sự đến 2030. Với những nỗ lực trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đầy khó khăn, trong năm 2021, Tổ dự án phía Đà Nẵng và Borås đã phối hợp tổ chức thành công các phiên hội thảo dành cho giáo viên và 4 buổi giảng dạy mô phỏng dành cho hơn 200 học sinh trung học phổ thông của thành phố, hoàn toàn qua hình thức trực tuyến, với sự hỗ trợ về thiết bị và kinh nghiệm chuyên môn của các chuyên gia từ Trung tâm khoa học NAVET, với các chủ đề về các mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự 2030 toàn cầu của Liên hiệp quốc; mục tiêu số 12 và 13 trong 17 Mục tiêu của Liên Quốc quốc, lồng ghép với “Đề án Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 2021-2030”, Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa của thành phố Đà Nẵng và nội dung về phát triển bền vững trong chương trình giảng dạy phổ thông. |
Helvetas Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo định hướng phát triển quế bền vững tại Yên Bái |
Việt Nam-Liên hợp quốc: Đối tác hợp tác vì sự phát triển bền vững |