BÀI 2 TỪ CHIẾN BINH TRỞ THÀNH "SỨ GIẢ HOÀ BÌNH" |
Những cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam, họ vừa là “bác sĩ” của những nỗi đau chiến tranh, vừa là cánh chim chuyên chở khát vọng hoà bình. |
Ảnh trái: Matthew Keenan chơi bóng cùng các em tại Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng.
Ảnh phải: Matthew Keenan tại căn cứ quân sự của Mỹ tại Đà Nẵng năm 1971.
|
"Bác sĩ" của chiến tranh Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, các cựu chiến binh Mỹ và các nhà phản chiến đã lên tiếng chỉ trích các chính sách khắc nghiệt của Mỹ. Ngoài các cuộc biểu tình, một số người đã tự nhận mình là “đại sứ của nhân dân” và hỗ trợ người Việt Nam vực dậy sau chiến tranh.
Là một trong những “đại sứ của nhân dân”, Chuck đã làm việc với nhiều tổ chức vì hòa bình của người Mỹ gốc Việt. Với tư cách là Chủ tịch Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình Chương 160, Chuck đã phát huy các nguồn lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam như Làng Hữu Nghị Việt Nam.
Làng Hữu Nghị Việt Nam thuộc Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập ngày 18/3/1998 tại làng Vân Canh, nay thuộc huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội. Dự án là kết quả hợp tác giữa cựu chiến binh Việt Nam với cựu chiến binh và một số tổ chức vì hòa bình ở 6 nước: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Canađa và Anh dựa trên ý tưởng của ông Geogeo Mizo (sinh năm 1945, mất năm 2002, tham gia quân đội Mỹ từ năm 1963-1966). |
George Mizo cũng là một cựu binh bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Trước khi chống chọi với căn bệnh ung thư vào năm 2002 ở tuổi 56, George đã xây dựng Làng Hữu nghị - một không gian để các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam được trị liệu vật lý, dạy nghề và duy trì đối thoại với các nạn nhân chất độc da cam Mỹ. Chuck, Matthew và những cựu chiến binh Mỹ khác tiếp tục thực hiện di sản của George Mizo bằng các công việc tình nguyện tại Làng Hữu nghị, giúp đỡ những trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Chuck hiện đang là Chủ tịch Cựu chiến binh vì hòa bình Chương 160 có trụ sở tại Hà Nội. Tổ chức Cựu chiến binh vì hoà bình thành lập năm 1985 tại Mỹ, là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có vai trò hỗ trợ nạn nhân chiến tranh và cựu chiến binh. Tổ chức hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Canada, Pháp, Ba Lan, Palestin... Chuck và Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình Chương 160 cũng đã làm việc với Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ nhiều hơn cho các nạn nhân chất độc da cam. Ngoài ra, tổ chức của anh đã hỗ trợ cứu trợ bão lụt ở các tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi. Ngay cả khi đã nghỉ hưu, Chuck vẫn tận tâm chữa lành vết thương chiến tranh. Hiện tại ông đang làm cố vấn quốc tế cho Dự án RENEW, một tổ chức nhằm loại bỏ bom mìn còn sót lại ở Việt Nam được thành lập năm 2001. Ngoài rà phá bom mìn, RENEW cũng cung cấp cho người dân địa phương kiến thức về những việc cần làm nếu họ gặp phải bom mìn. Kể từ khi thành lập, tổ chức đã gỡ bỏ và tiêu hủy an toàn hơn 105.000 vật liệu nổ và thu dọn 9,3 triệu mét vuông để phát triển. Trong khi tự hào về công việc tốt của RENEW, lý do tổ chức này nhắc nhở Chuck về sự bất cẩn của Mỹ đối với Việt Nam trong suốt cuộc chiến. “Tất cả các nhân viên của RENEW đều sinh ra sau chiến tranh”, Chuck nghiêm nghị nói. “Họ phải chịu trách nhiệm mà thế hệ chúng tôi đã ‘rải lên’ cho họ”. Đầu tư cho sự phát triển tích cực của thế hệ trẻ Việt Nam, Chuck, Matthew và hàng chục cựu binh Mỹ khác đang sinh sống tại Việt Nam cùng nhau làm việc để trao tặng hơn 200 chiếc xe đạp cho trẻ em nông thôn, cộng đồng dân tộc thiểu số để các em đến trường một cách an toàn. Thông qua việc tặng xe đạp cho họ, các cựu chiến binh Mỹ đang đảm bảo thế hệ tiếp theo của Việt Nam được giáo dục tốt và sẵn sàng đón nhận một thế giới luôn thay đổi. |
Chương trình trao tặng xe đạp cho học sinh khó khăn do các cựu binh Mỹ, trong đó có Matthew Keenan tổ chức tại Quảng Ninh năm 2022 (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Những chiếc xe tiến về yêu thương Dự án nhân văn này đã dẫn đến một dự án khác - GlobalTalk. Để giúp gây quỹ cho dự án xe đạp, Matthew đã nhận được sự giúp đỡ từ trường trung học cũ của mình - Trường trung học nam sinh St. Raymond. Sau khi làm việc với các nhà giáo dục ở Đà Nẵng và Thành phố New York, Matthew đã thành lập GlobalTalk, một diễn đàn trực tuyến trong đó thanh thiếu niên Việt Nam có thể nói chuyện với học sinh của St. Raymond. Bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, chương trình trao đổi ngôn ngữ này nhằm mục đích giúp học sinh Việt Nam thêm tự tin khi nói tiếng Anh, đồng thời giúp học sinh Mỹ hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam. Bằng cách kết nối hai quê hương của mình, Matthew xây dựng diễn đàn cho đối thoại hòa bình giữa thế hệ tiếp theo của Việt Nam và Mỹ. Matthew nói: “Các cô gái Mỹ rất thích tìm hiểu về áo dài Việt Nam. Họ nói về âm nhạc, khiêu vũ và các loại hình giải trí khác nhau. Trong khi đó, nam giới lại thích thể thao và trò chơi điện tử hơn”. Trong những năm tháng tuổi trẻ, Matthew chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ trở lại Việt Nam, càng không nghĩ đến việc xây dựng một cuộc đối thoại hòa bình giữa các thế hệ tiếp theo của người Mỹ và người Việt Nam. |
Matthew Keenan (trái) hướng dẫn bạn trẻ Việt Nam về chương trình Global Talk, năm 2022 (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Matthew nói: “Khi các cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam, họ nhìn đất nước dưới một góc nhìn khác. Họ thấy hòa bình, họ không nghe thấy trực thăng và máy bay phản lực bay qua đầu mình. Đất nước này đang lành lại. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ quay trở lại nhưng khi tôi đã quay lại rồi, tôi biết mình có thể gắn bó với các thế hệ cả trẻ và già, cho họ thấy thiện chí”. |
|
Nội dung: Glen MacDonald Đồ họa: Hồng Anh Chuyển ngữ: Hồng Anh, Huyền Nhung |
|
Bài 3: Thế hệ hữu nghị thứ hai
Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp tại Viện Hoà bình Mỹ cho rằng: các cựu binh Mỹ là sứ giả hoà bình Việt - Mỹ nay đã cao tuổi và ít dần. Thế hệ tiếp theo đảm nhận sứ mệnh của tình hữu nghị hai nước chính là các bạn trẻ Việt - Mỹ.
|
Bài 1: Có một Việt Nam độ lượng, thân tình
Trở lại Việt Nam thời hậu chiến, những cựu binh Mỹ đã không phải e ngại, mặc cảm mà họ còn vui mừng với một Việt Nam rất độ lượng, thân tình đang chìa tay đón họ.
|
Đại sứ Mỹ: Cựu binh và giới trẻ đóng góp quan trọng trong phát triển quan hệ Việt - Mỹ
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời Đại về quan hệ nhân dân hai nước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho rằng: Cựu chiến binh và thế hệ trẻ là những lực lượng quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai bên trong quá khứ, hiện nay và tương lai.
|
BẢN GỐC TIẾNG ANH
Vietnam – A warm-hearted, loving country
Returning to postwar Vietnam, American veterans did not have to be ashamed and guilty, they came to a very warm-hearted, loving Vietnam that greeted them with welcoming arms
|
From Soldiers to "Peace Envoys"
The American veterans returning to Vietnam are both healers of the wounds of war and envoys who carry the desire for peace.
|
The second generation of friendship
Andrew Wells-Dang, a senior expert at the United States Institute for Peace (USIP) said that the American veterans/peace envoys are getting older and fewer. The next generation to develop of friendly relations is none other than the Vietnamese and American young people.
|