Sức sống của dân ca ví, dặm trong đời sống và tâm hồn người dân xứ Nghệ

2025-01-17 18:50:27
Cuộc sống bình dị sớm mai của người dân cào hến Cần Giờ
Di sản: sự gắn kết cộng đồng trong đời sống tâm linh ở Thái Bình

Ra đời từ lao động


Sức sống của dân ca ví, dặm trong đời sống và tâm hồn người dân xứ Nghệ

Văn hóa dân gian đối với dân tộc Việt Nam luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển văn hóa dân tộc. Không thể nào hiểu được văn hóa Việt Nam nếu không bắt đầu từ văn hóa dân gian. Với hàng ngàn năm hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân xứ Nghệ - là tên chung của vùng đất Hoan Châu(gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) có từ thời nhà Hậu Lê - có chung một văn hóa là văn hóa Lam Hồng với hai biểu tượng sông Lam, núi Hồng. Được nhìn nhận là hình thành sớm, trong văn hóa dân gian văn hóa xứ Nghệ có những nét đặc thù, cộng đồng cư dân xứ Nghệ đã kiến tạo nên một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng trên cả hai lĩnh vực: văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Trong đó, ví dặm được xem như là một “đặc sản” quê hương, như nhút Thanh Chương, như tương Nam Đàn, như cu đơ Cầu Phủ... góp phần làm nên dấu ấn văn hóa trong đời sống văn hóa Việt Nam mà mỗi lần nhắc tên người ta nhớ ngay đến vùng đất mặn mòi nắng gió xứ Nghệ. Nhận xét về đất và người nơi đây, sử gia Phan Huy Chú viết: “con người ở đây rất cần kiệm và hiếu học, vật sản thì quý báu và hiếm lạ, thần núi và thần biển đều linh dị, khí thiêng non sông kết thành nhiều bậc danh hiền”

Theo lời của anh Trần Đức Bình chủ nhiệm câu lạc bộ dân ca ví, dặm Tiên Điền – Nghi Xuân, Hà Tĩnh và cũng như ý kiến của anh các cô các chú trong câu lạc bộ cho rằng ví, dặm xứ Nghệ có một đặc tính khác biệt và cái khác biệt ở đây thể hiện trong cái “sơ sài” vốn có, trong cái dân dã đời thường. Khác với các loại hình văn hóa khác như nhã nhạc cung đình gắn với các hoạt động lễ nghi trang trọng, ca trù và đờn ca tài tử gắn với sinh hoạt hội tụ, dân ca quan họ Bắc Ninh gắn với các sinh hoạt lễ hội... Là sản phẩm văn hóa của đất và người xứ Nghệ, ví, dặm có những đặc trưng riêng, rất riêng, khu biệt với dân ca các vùng miền trên cả nước. Thời gian, môi trường diễn xướng của hát ví gắn với lao động, không có những mùa, những lễ hội riêng. Cách gọi tên, phân loại cũng chỉ mang tính tương đối, dựa trên nghề nghiệp của những người diễn xướng.

Ví, dặm hòa quyện trong đời sống sinh hoạt thường ngày

Ví dặm Nghệ Tĩnh có khả năng ứng tác rộng rãi, tự nhiên trong sinh hoạt. Mỗi công việc, mỗi hoạt động, mỗi làng nghề có những điệu làn điệu riêng, với các cung bậc nhanh chậm khác nhau phù hợp với nhịp độ và tính chất của công việc. Và cũng không cầu kỳ, không hoa văn, cái dân dã của ví, dặm còn thể hiện ở những câu “hát như nói” và cũng ít khi dùng đến nhạc cụ làm nền.

Giao lưu dân ca ví, dặm

Đến đây hỏi thật thợ cày - Một trăm mẫu ruộng mấy công cày bừa?- Nhà nông đêm nghỉ ngày làm - Một trăm mẫu ruộng, một ngàn ngày công”. Hát gắn với không gian và môi trường lao động là những câu ví rất đời thường, rất “lao động” như ví phường vải, ví đò đưa, ví phường nón, ví phường bện võng, ví phường buôn, ví phường nhổ mạ, ví phường đan chiếu, ví phường củi... Gắn với mỗi nghề là một điệu ví riêng thể hiện tính chất đặc điểm của nghề đó, những câu hát tự do không có tiết tấu nhịp điệu mang giá trị tinh thần to lớn với con người nơi đây, nó ăn sâu vào cuộc sống, ăn sâu vào nếp nghĩ. Vang lên câu hát trong lúc lao động như vực lại tinh thần, để công việc lao động chân tay không còn quá nặng nề, không còn quá vất vả như vốn dĩ của nó.

Làn điệu ví, dặm còn là những lời ru mượt mà đưa con trẻ vào giấc ngủ như “à ơi bán hàng trước ngõ – Cây hương bên tàu nhỏ nhụy thơm xa – Anh có đi mô lâu cũng nhớ ghé vô thăm chén ngọc ve ngà – Dù gần cũng nghĩa dù xa cũng tình”. Phải chăng ngay từ lúc lọt lòng, từ lúc nằm nôi đã được nghe những tiếng à ơi chân chất từ những câu dặm điệu ví của bà của mẹ rồi ngày qua ngày từng câu à ơi điệu ví ăn sâu vào tâm thức của mỗi người.

Vào những dịp hội hè, tết nhất, đình đám hoặc những đêm trăng thanh gió mát là những dịp không thể thiếu ví, dăm. Có thể là những câu hát mang tính du hí giao du thưởng ngoạn, thi thố tài năng, ứng tác văn chương chữ nghĩa. Cũng có thể là những câu hát giao duyên giữa những lứa đôi trai gái để thể hiện tâm tình, để gửi gắm niềm thương nỗi nhớ. Cũng có thể đó là những câu mang tính tự tình, mượn câu hát để bộc lộ nội tâm, những nỗi niềm sâu kín, những uẩn khúc trong cuộc đời hoặc để biểu thị những bất bình trong xã hội.

Người xứ Nghệ còn mượn câu hát để giới thiệu về các vùng đất, về con người nơi đây: “quanh quanh đường vô xứ Nghệ - Ôi sơn thủy hữu tình – Xứ nhân kiệt địa linh – Khách xa gần ở lại”. Mỗi làn điệu như là một bức tranh được vẽ ra về một địa phương được người trình bày diễn tả một cách mượt mà, khiến người nghe thả hồn vào mỗi câu chữ và cảm giác như muốn một lần được đặt chân đến những vùng đất đó để tìm hiểu về cái chân chất của con người ở nơi đó.

Ví, dặm không chỉ là tiếng nói từ lao động, tiếng nói tâm tình mà còn phản ánh mọi mặt đời sống của người dân xứ Nghệ. Từ những việc tâm linh đến những việc thường ngày hay những lời răn dạy... đều có bóng dáng của ví, dặm. Hơn thế nữa ví, dặm mang tính phổ biến và tính đa dùng, hầu như ở mọi người từ già trẻ gái trai đều có thể hát và cùng một cốt nhạc (một làn điệu) có thể chuyển tải được nhiều nội dung văn học, nhiều đối tượng miêu tả, nhiều sắc thái tình cảm.

Sự nhìn nhận của Thế Giới và “ứng xử” của người Nghệ với ví, dặm

Chị Giang trưởng ban văn hóa xã Tiên Điền chia sẻ: “Cũng như một số loại hình dân ca ở các vùng miền khác, sau năm 1945 các hoạt động diễn xướng dân gian dân ca ví, dặm không được tiếp tục như trước. Dù vậy trong các xóm làng các người ta vẫn hát, các bài hát vẫn được truyền lại cho con cháu.

Nghiên cứu thực địa của PGS.TS Bùi Quang Thanh đã chỉ ra sự đứt đoạn của diễn xướng ví, dặm trong một thời gian dài. Tuy nhiên thực tế cuộc sống chỉ ra rằng sự đứt đoạn của diễn xướng không làm đứt đi mối dây ràng buộc tâm hồn người Nghệ với dân ca ví, dặm ở bất cứ thời điểm hay bất cứ không gian nào. Vượt qua rào cản về thời gian, trải qua các cuộc chiến tranh và ngày nay là sự hội nhập quốc tế; nhưng dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh vẫn khẳng định được sức sống trường tồn của mình. Những nét tinh túy trong dân ca ví, dặm trở thành cội nguồn của các ca khúc đương thời.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống cố hữu của ví, dặm xứ Nghệ, nhiều câu lạc bộ được thành lập từ nhiều năm trước và hoạt động sôi nổi cho đến ngày nay. Số lượng thành viên ở các câu lạc bộ như câu lạc bộ Tiên Điền, câu lạc bộ Thạch Châu luôn giữ ổn định ở mức 35 đến 40 thành viên ở nhiều độ tuổi khác nhau. Và đặc biệt, nhằm giúp các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả hơn, thời gian qua các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp ở trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ (Nghệ An) và nhà hát Nghệ thuật truyền thống (Hà Tĩnh) đã trực tiếp xuống cơ sở truyền dạy cho thành viên. Ở một số trường học ở Nghệ An và Hà Tĩnh ví, dặm đã được đưa vào giảng dạy và về phía các em học sinh hưởng ứng rất tích cực và rất có tinh thần học tập.

Hiện nay, 2 tình Nghệ An và Hà Tĩnh có 51 câu lạc bộ dân ca ví, dặm, với sự tham gia sinh hoạt của hơn 800 nghệ nhân. Các câu lạc bộ này đã dần hoàn thiện tổ chức và hoạt động thường xuyên, nổi bật như: câu lạc bộ Thạch Châu, Cẩm Mỹ, Thạch Thanh, Cương Gián, Tiên Điền (Hà Tĩnh); câu lạc bộ Hồng Sơn, Ngọc Sơn, Hoàng Trù, Nghi Trung, Phúc Thành (Nghệ An)

Tháng 11 năm 2014, dân ca ví, dặm tự hào được Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (trực thuộc UNESCO) vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Được Viện Âm nhạc Việt Nam kiểm kê từ năm 2010 với sự tham gia và đóng góp của cộng đồng. Năm 2012, dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đình làng Việt: Giữ hồn quê xưa
Tôn vinh những người giữ đình làng Việt

Nguồn bài viết : Ws168 Đá Gà

Top