Quân đội Nga thiết lập 'vùng chết', drone và tên lửa hành trình của địch không thể xâm nhập

2025-01-17 18:50:38
Loạt tên lửa nã vào căn cứ không quân Iraq có quân Mỹ đồn trú
Mỹ tính phương án đổi mới tên lửa chống tăng để 'đối phó Nga'?
Hệ thống Polye-21M của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Quân đội Nga đang huấn luyện thiết lập “vùng chết” mà thiết bị bay không người lái (drone), tên lửa hành trình và các vũ khí chính xác của kẻ thù hoàn toàn không thể tiếp cận.

Theo Sputnik, các nguồn tin quân đội cho biết khái niệm vùng chết đã được nghiên cứu và áp dụng. Các đơn vị Binh sĩ Chiến tranh Điện tử ở một số quân khu đã thực hành triển khai khái niệm này thông qua diễn tập. Các tập trận quy mô lớn cấp quốc gia dự kiến bắt đầu vào năm tới.

Nga muốn sử dụng khái niệm "vùng chết" để thiết lập phòng thủ không thể xâm nhập, chống các vũ khí kẻ thù và để bảo vệ không chỉ cơ sở hạ tầng quân sự mà còn cơ sở hạ tầng công nghiệp và xã hội.

Chỉ huy Binh sĩ Chiến tranh Điện tử - Trung tướng Yuri Lastochkin xác nhận các cuộc tập trận điện tử chuyên môn hóa đã diễn ra ở hướng chiến lược Tây-Nam đầu năm nay. Trong đó, trên 20 đơn vị tham gia tập trận ở 15 khu vực, thực hành phòng thủ lãnh thổ ở quân khu miền Tây và Nam. Các quân khu này bao gồm phần lớn lãnh thổ cực tây của Nga, giáp với Phần Lan, Belarus và Ukraine.

Quân đội Nga không hé lộ về các vũ khí liên quan tới khái niệm vùng chết. Tuy nhiên, hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng đã có một thông tin quan trọng trong thông cáo báo chí, nói rằng đội quân hỗn hợp số 49 thuộc quân khu miền Nam đã triển khai trạm chiến tranh điện tử vô tuyến Polye-21M lần đầu tiên. Trong đó, các đơn vị chiến tranh điện tử di động xuất hiện cùng các lực lượng chiến thuật quy mô tiểu đoàn, thiết lập các vùng nhiễu liên tục, rộng tới 50km.

Được biết, cùng với Polye-21M, quân đội Nga cũng được trang bị Murmansk-BN, một hệ thống chiến tranh điện tử di động mạnh hơn, có khả năng làm nhiễu loạn liên lạc chiến lược-hoạt động giữa sở chỉ huy kẻ thù và tàu chiến/máy bay. Các hệ thống này có tầm hoạt động lên tới 5.000km, có thể can thiệp hệ thống liên lạc tần số cao, trong đó có hệ thống liên lạc toàn cầu tần số cao HEGCS – mạng lưới máy phát toàn thế giới dùng để liên lạc giữa các sở chỉ huy và tàu chiến, máy bay Mỹ. Ngoài Mỹ, hệ thống còn được các đồng minh NATO tiếp cận.

tháng và năm sau đó, Nga còn thành công với hệ thống này nhiều lần nữa.

Hải quân Mỹ nhận tên lửa hành trình có thể tấn công mặt đất lẫn diệt hạm
Mỹ sẽ triển khai tên lửa hành trình Tomahawk Block-V ở Biển Đen

Nguồn bài viết : SOI KÈO BÓNG ĐÁ

Top