NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Tình đoàn kết hữu nghị thắm thiết giữa Quảng Trị và Salavan (Lào) qua mô hình kết nghĩa bản - bản

2024-12-20 20:02:46
Vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới Việt Nam - Lào
Sau 8 năm thực hiện chương trình kết nghĩa, quan hệ giữa xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam) với bản Na Pê, huyện Khăm Cợt (tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Lào) đã có nhiều dấu ấn nổi bật. Những địa phương giáp biên giới này đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần vun đắp, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc anh em Việt Nam - Lào. Đây cũng là điểm sáng trong bức tranh kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2022), 45 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022).
Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia: Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước
Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia diễn ra từ ngày 9/8 - 14/8 tại thủ đô Phnom Penh và thành phố Siem Reap.

Năm 2007, thực hiện chủ trương của 2 Đảng, 2 Nhà nước Việt Nam và Lào về xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, bản La Lay và bản La Lay A Sói (Lào) đã tổ chức kết nghĩa.

Quang cảnh Hội nghị.

Sau khi ký kết kết nghĩa, hai bên thường xuyên tuyên truyền, giáo dục xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó của nhân dân hai bản, góp phần vào xây dựng tình đoàn kết đặc biệt hữu nghị Việt - Lào. Thông qua các hoạt động của phong trào, hai bên còn giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh trật tự thôn bản, bảo vệ vững chắc đoạn biên giới.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Trí Tuân, Bí thư Huyện ủy ĐaKrông cho biết: “Việc thực hiện chủ trương kết nghĩa Bản - Bản hai bên biên giới là một mô hình đúng đắn, khẳng định rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nhân dân hai bên biên giới”.

Để duy trì thực hiện phong trào kết nghĩa, mỗi bên đã tổ chức thành lập ban điều hành, thống nhất xây dựng quy chế hoạt động với 07 nội dung và tổ chức trao đổi tình hình hai bên 1 tháng 1 lần để giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới và cư dân hai bản.

Qua 15 năm thực hiện, hai bản đã tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân thực hiện quy chế kết nghĩa. Ngoài ra, Đồn Biên phòng La Lay và lực lượng bảo vệ biên giới bạn Lào đã tổ chức 51 đợt/752 lượt người dân tham gia tuần tra phát quang đường biên, mốc quốc giới, tích cực tham gia giúp đỡ các lực lượng thực hiện tăng dày tôn tạo mốc quốc giới. Nhân dân hai bản đã đóng góp 571 ngày công tham gia khảo sát, vận chuyển vật liệu xây dựng cột mốc.

Các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào.

Bí thư Huyện ủy ĐaKrông nhấn mạnh thêm: Công tác kết nghĩa Bản - Bản đã nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc hai bên biên giới về ý thức trách nhiệm đối với chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhân dân hai bên biên giới đã tự giác chấp hành quy chế biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn và phát huy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống vốn có từ lâu giữa hai nước Việt - Lào; đem lại hiệu quả trong quản lý bảo vệ biên giới, đối ngoại biên giới, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân trên biên giới.

Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu La Lay - Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Để mô hình kết nghĩa Bản - Bản hai bên biên giới tiếp tục hoạt động có hiệu quả, chất lượng thì trong thời gian tới đảng ủy Ban Chỉ huy Đồn BPCKQT La Lay tập trung thực hiện tốt một số nội dung như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con về sự gắn kết, đoàn kết hai bên biên giới; tổ chức nhiều hoạt động đi vào hiệu quả, thiết thực hơn; vận động chia sẻ, giúp đỡ bà con nhiều mô hình sinh kế hay, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; đồng thời cùng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền đường biên, mốc giới, an ninh thôn bản.

Bản La Lay A Sói (Lào) và bản La Lay (Việt Nam) là hai bản đối diện, tiếp giáp hai bên trên đoạn biên giới dài hơn 8 km và có 04 mốc quốc giới (từ mốc 634 đến 637), địa hình rừng núi, dốc đứng về phía Việt Nam, thoải dần về phía bàn Lào.

Địa hình rừng núi khá hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu thời tiết chia làm hai mùa, mùa nắng, khô hạn và mùa mưa, lạnh, sương mù. Dân cư chủ yếu là người dân tộc Pa Cô, sinh sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt trên nương rẫy.

Bản La Lay (Việt Nam) dân số có 78 hộ/339 khẩu sống tập trung dọc theo tuyến đường 15A, gần khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay. Phía đối diện là bản La Lay A Sói (Lào) có 51 hộ/200 khẩu. Nhân dân 2 bản có chung cội nguồn, quan hệ dòng họ, thân tộc từ lâu đời, có chung truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, nhân dân hai bản cùng đồng cam, cộng khổ, đóng góp nhiều công sức, hy sinh cho cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Savannakhet của Lào thăm, làm việc tại Quảng Nam
Tăng cường hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh Vĩnh Phúc và Luông Nậm Thà
Top