Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

2025-01-17 18:50:27
Hội An: Nét độc đáo trong triển lãm con giống của 4 nghệ sĩ Việt
Trung tuần tháng 7, Triển lãm điêu khắc Con giống diễn ra tại TP Hội An (Quảng Nam) đã được tổ chức vào với gần 60 tác phẩm tạo hình đa dạng, độc đáo. Đây là sản phẩm tinh thần được ấp ủ từ nhiều năm qua của 4 nghệ sĩ Việt.
GS.TS Đặng Lương Mô: Người làm rạng danh giới khoa học Việt ở xứ hoa Anh Đào
Chiến tranh khiến những nhà khoa học như ông không có nhiều cơ hội học tập nghiên cứu cũng như đóng góp ở chính quê hương. Nhưng ở chính nước bạn Nhật Bản ông vẫn tìm ra con đường để làm rạng danh giới khoa học Việt. Và sau hết khi có cơ hội ông lại lao động hết mình cho nền khoa học nước nhà.

Nghề làm diều sáo ở huyện Hương Sơn có từ hàng trăm năm nay. Tương truyền, Lê Hữu Trác (1720-1791), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, trong thời gian ở quê mẹ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ngoài nghiên cứu bốc thuốc chữa bệnh cứu người còn có thú chơi diều sáo.

Lúc còn sống, Lê Hữu Trác có lần nhắn gửi con cháu rằng, khi thả diều, nếu diều đứt dây và rơi ở đâu thì sau này đặt mộ ông ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự, nay là thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, hiện quần thể mộ và di tích của Lê Hữu Trác đặt tại đây.

Ngày nay, người dân quê mẹ của Đại danh y vẫn duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Ngoài ra, bán diều cũng giúp họ có thêm khoản thu nhập phụ đáng kể. Tre được chọn làm khung diều có độ tuổi khoảng 4-5 năm, người dân mua về chẻ ra thành từng thanh, vót trơn, đánh số thứ tự. Tre không nên để quá già hoặc quá non, vì nếu già quá sẽ dễ gãy, còn non quá thì mềm.

Anh Lê Quang Hóa (38 tuổi, trú thôn Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn) cho biết, ngoài làm khung tre, giới chơi diều còn làm diều từ khung thép carbon. Vật liệu này được anh Hóa đặt mua từ trên mạng, sau đó về uốn cong hình mặt trăng, luồn cọng thép vào trong tấm vải dù để tạo cánh. “Khung diều dài từ 2-5 m, bề ngang 1-3 m. Khung làm bằng tre thì sử dụng 2-3 năm là hỏng, trong khi đó carbon có thể dùng được 10 năm, độ bền cao”, anh Hóa nói.

Xong khung là công đoạn làm sáo. Anh Hóa mua tấm nhôm về dùng máy sắt cắt ra từng miếng, sau đó uốn thành ống sáo, dùng keo dính lại.

Ngoài nhôm, ống tre cũng được chọn làm sáo. Ống sáo tùy theo kích thước của diều. Chiếc sáo lớn nhất mà anh Hóa từng làm dài khoảng 72 cm, đường kính 25 cm, gồm hai ống tre khoét rỗng nối lại với nhau. Ống sáo bình thường dài 20-50 cm, đường kính 8-12 cm.

Đầu sáo được làm từ gỗ vàng tâm. Người thợ dùng cưa xẻ mảnh gỗ thành hình tròn, khoét lỗ ở giữa và bào mịn, sau đó dùng keo gắn vào thân ống.

Một bộ sáo gồm 2-3 ống được cố định với nhau bằng 1 thanh tre, sau đó gắn vào diều. Ống sáo bằng nhôm còn được trang trí bởi các miếng dán decal nhiều màu sắc để tăng tính thẩm mỹ.

Ống sáo bằng tre sau khi làm xong sẽ được sơn xung quanh để tạo màu sắc, ngoài ra sơn cũng giúp ống tre giữ độ bền lâu hơn.

Trước khi gắn sáo ống sáo vào diều, người thợ sẽ thổi vào sáo để kiểm tra âm thanh. Theo anh Phan Văn Lĩnh (trú thôn Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn), sáo đạt chất lượng là có tiếng trong trẻo, độ ngân vang xa, nếu tiềng trầm đục sẽ không hay. “Sáo làm bằng ống tre tiếng hay hơn ống nhôm”, anh Lĩnh nói.

Với những chiếc diều dài 3-5m, để nối sáo vào khung cần sự hợp sức của 2 người. Một người giữ ống sáo, người còn lại cầm dây dù buộc chặt vào khung.

Theo anh Lê Quang Hóa, để diều bay được, 4 cánh phải cân bằng với nhau. “Một chiếc diều sáo dài 2m làm trong khoảng một ngày, nếu diều dài hơn 5 m làm 4-5 ngày. Trung bình một chiếc giá từ một triệu đồng đến hơn 5 triệu, có chiếc lớn bán được gần 10 triệu đồng. Lúc khách đặt thì tôi mới làm, mỗi tháng giao khoảng 6-7 chiếc”, anh Hóa cho hay. Trước kia, người dân chủ yếu làm khung diều và sáo bằng tre, song, hiện nay chuyển sang carbon và nhôm vì nguyên liệu dễ mua hơn. Diều tre đắt nhất bộ sáo, còn diều carbon giá trị nhất là bộ khung. Vì vậy, giá diều làm từ carbon được bán ra thị trường cao gấp đôi so với khung tre.

Dây thả diều là cước loại lớn, dài hàng trăm mét, thường bán theo kg. Một kg là 100 m dây, giá 100.000 đồng.

Những buổi chiều xuất hiện gió lào thổi theo hướng Tây Nam, người dân thường đưa diều ra những cánh đồng trống để thả. “Vì diều kích thước lớn, do vậy chúng tôi phải thả diều ở những nơi không có đường dây điện chạy qua, tránh sự cố”, anh Hóa nói. Ở huyện Hương Sơn có cộng đồng chơi diều sáo với nhóm hơn 700 người. Mùa hè hàng năm, họ sẽ liên hệ với nhau qua mạng xã hội để tổ chức những buổi giao lưu, trình diễn diều tại các cánh đồng trên địa bàn.

Lễ hội Năm mới Ysyakh Tuymaada độc đáo của người Yakut
Độc đáo nghề dệt truyền thống của người Dao họ

Nguồn bài viết : Chiến thuật bắn cá

Top