Bhutan – nơi hạnh phúc người dân là ưu tiên số 1

2025-01-17 18:50:45

Bhutan cũng cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thông qua việc hấp thụ lượng khí CO2 gấp 3 lần so với lượng thải ra. Nước này đang bước vào cuộc chiến thực sự giữa việc phát triển thịnh vượng một cách toàn diện với đẩy mạnh kinh tế, mở rộng các trung tâm đô thị.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại đất nước và con người Bhutan:

Hướng nhìn về dãy Himalaya từ đèo Dochula, phía Tây đất nước

Hiến pháp Bhutan yêu cầu phải có ít nhất 60% diện tích quốc gia được phủ xanh (đang ở mức trên 70%). Hè năm ngoái, Bhutan lập kỷ lục thế giới khi trồng gần 50.000 cây xanh chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

Các nhà sư được người dân địa phương trợ giúp trong việc tu bổ lại tu viện Gangtey Goempa, thung lũng Phobjikha

Văn hóa Bhutan bắt nguồn từ Phật giáo. Các nhà sư luôn được tôn kính bởi đa số người dân, và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, thông qua việc cử hành các nghi lễ cũng như chủ trì những buổi cầu nguyện.

2 nhà sư Jigme Wangmo và Thujee Zam trao đổi tại tu viện Dechen Kela Yangtshi ở Paro

Bhutan hướng tới sự thịnh vượng toàn diện, bao gồm ưu tiên phát triển xã hội, môi trường và chính trị đi kèm kinh tế. Trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế đang gia tăng, chính quyền, người dân nước này đang cùng phối hợp để bảo tồn văn hóa và bản sắc.

Một phụ nữ hành hương dừng lại tại bánh xe chuyển pháp luân cầu nguyện ở tu viện Taktsang

Bhutan cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí, và đang trên đường trở thành quốc gia thuần hữu cơ (100%) đầu tiên trên thế giới.

Thủ đô Thimphu (Bhutan) nhìn từ trên cao

Thủ đô Thimphu đã mở rộng nhanh chóng kể từ khi đất nước mở cửa với thế giới bên ngoài từ những năm 1970. Một số người dân có trình độ học vấn cao đã rời bỏ nông thôn để tới các thành thị tìm việc làm có thu nhập cao hơn, dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.

Những mảnh ruộng ít ỏi còn lại ở thung lũng Paro

Diện tích đất nông nghiệp truyền thống đang bị sụt giảm nhanh chóng. Thay vào đó là các trung tâm đô thị ngày càng được mở rộng để làm chỗ ở cho những người dân từ quê lên thành thị kiếm việc làm.

Lao động nhập cư Ấn Độ ở Bhutan

Những công việc tay chân đơn giản thường được công nhân nhập cư từ Ấn Độ thực hiện. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng thất nghiệp, chính phủ Bhutan đang cố gắng để tăng số lượng lao động nội địa trong các ngành công nghiệp.

Một điểm tập kết rác quy mô lớn

Cả Thimphu chỉ có đúng một bãi chôn lấp rác thải, và nó nhanh chóng hết chỗ chứa vào năm 2002. Điều này dẫn tới tình trạng xả rác thải bừa bãi, bất hợp pháp.

Khu chợ nông nghiệp Centenary ở Thimphu

Những người trẻ tuổi đang được khuyến khích tìm việc làm ổn định trong ngành nông nghiệp ở các vùng nông thôn, trước tình trạng thất nghiệp ở thành thị. Khoảng 2/3 dân số Bhutan vẫn làm nghề nông, chủ yếu là tự cung tự cấp.

Nam thanh niên bán dưa chuột ở ven đường

Chính phủ khuyến khích các nông dân trẻ tuổi bắt đầu với việc trồng rau, sau đó mang bán sản phẩm của mình ở thành phố.

Lão nông Kahengpa Apa ở thung lũng Phobjikha

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Bhutan đang có dấu hiệu giảm sút. Năm 2002, nông nghiệp chiếm tới 26% GDP, nhưng tới năm 2014, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 16%.

Lhakpa (phải) và cô con gái Tshering Yangchen xem TV trong căn nhà của họ ở thung lũng Phobjikha

Internet và truyền hình bắt đầu xuất hiện ở Bhutan vào năm 1999. Kể từ đó, Dịch vụ Truyền hình Bhutan (BBS) – thuộc quyền sở hữu của nhà nước – vẫn đang là kênh truyền hình duy nhất.

Trạm điện ở Thủ đô Thimphu

100% năng lượng hiện có của Bhutan được sản xuất bởi các nhà máy thủy điện. Ở độ cao hơn 3.000m trên mực nước biển, cùng với các con sông chảy xiết, tiềm năng thủy điện ở quốc gia này là rất to lớn.

Một nhánh của con sông Thimphu

Kế hoạch dài hạn của chính phủ là xây dựng 74 đập thủy điện trên toàn quốc. Sau khi đáp ứng được các nhu cầu trong nước, phần điện năng dư thừa sẽ được bán lại cho Ấn Độ, tạo ra hơn 45% Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Phụ nữ và trẻ em Bhutan đập bẹp các lon nước ngọt để tái chế

Giống như ở Việt Nam, một số người dân Bhutan cũng tự lập nên các cơ sở tái chế nhỏ, với nguồn hàng đầu ra được bán sang nước láng giềng Ấn Độ.

Thủ tướng Tshering Tobgay đi xe điện

Bảo tồn và phát triển bền vững môi trường là trọng tâm trong mọi chương trình nghị sự của đất nước. Thủ tướng đương nhiệm của Bhutan, ông Tshering Tobgay, là một người tích cực ủng hộ hướng đi này.

Nhà sư Lama Karma ngồi thiền tại thiền viện Tango, gần Thimphu

Với chủ trương phát triển song hành với bảo tồn, Bhutan chính là nước dẫn đầu trong Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc hồi tháng 12/2015.

Hồng Anh

Nguồn bài viết : Chơi bắn cá đổi thưởng

Top