Cụm dân cư kết nghĩa - mô hình cần nhân rộng |
Cặp tỉnh kết nghĩa Việt - Lào: hiệu quả, sáng tạo |
Tại buổi lễ, sau khi thống nhất các nội dung của biên bản, hai bên đã cùng ký kết biên bản kết nghĩa trước sự chứng kiến của lãnh đạo huyện Si Ma Cai, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, lãnh đạo thị trấn Si Ma Cai và trấn Seo Pả Chư đã cùng nhau ký kết biên bản.
Hai bên cùng thống nhất thực hiện 5 nội dung trong biên bản ký kết hữu nghị gồm: Triển khai và hướng dẫn nội dung tuyên truyền, cùng nhau tăng cường triển khai thực hiện nghiêm ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền; Mở rộng hợp tác phát triển kinh tế, xã hội, trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn ngành công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, xây dựng nông thôn giàu đẹp; Mở rộng giao lưu văn hóa, thể thao, tăng cường giao lưu các mặt văn hóa, thể thao, nghệ thuật dân gian, tăng cường sự hiểu biết tình hữu nghị; Phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới, phòng, chống tội phạm và phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu, mua bán ma túy, chất nổ, chất cháy, buôn người và các hoạt dộng vi phạm pháp luật qua biên giới; Tăng cường liên hệ thường xuyên, hai bên thường xuyên tổ chức trao đổi, tổng kết, đánh giá thực hiện thỏa thuận kết nghĩa giữa thị trấn Si Ma Cai và trấn Seo Pả Chư.
Kết nghĩa hữu nghị giữa thị trấn Si Ma Cai (Lào Cai) và trấn Seo Pả Chư (Vân Nam). Ảnh: Báo Lào Cai |
Thông qua kết nghĩa, nhân dân hai bên biên giới sẽ cùng nhau đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn an ninh khu vực biên giới, chấp hành nghiêm pháp luật của hai nước, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
Lào Cai có gần 200km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tính đến nay, có 6 cặp thôn - bản, 10 cặp đồn - trạm và 7 cặp huyện, thành phố, thị xã của 2 tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị. Trong những năm qua, nhân dân 2 bên đã chấp hành và thực hiện rất tốt các văn kiện pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, cùng nhau bảo vệ, không làm hỏng mốc quốc giới, không làm thay đổi đường biên giới, dòng chảy sông, suối biên giới, cùng nhau bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự khu vực biên giới. Nhân dân 2 bên cùng phối hợp, đẩy mạnh công tác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; cùng với lực lượng chức năng 2 nước ngăn ngừa, không tiếp tay cho các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, mua bán người và buôn lậu hàng hóa.
Nhân dân 2 bên cũng thường xuyên trao đổi về kinh nghiệm phát triển chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt, nhất là hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây chuối, cây dứa; cùng nhau bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống cháy rừng và dịch bệnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
4 địa phương Việt Nam kết nghĩa với thành phố Anyang (Hàn Quốc) |
10 năm kết nghĩa giữa hai thành phố Hội An (Việt Nam) - Wernigerode (Đức): Thực chất và hiệu quả |