SÁCH HAY THỐNG KÊ

“Chị đại” của tân du học sinh Việt trên đất Nga

2024-12-21 11:56:29
Bài 3: Những “Đại sứ văn hoá”
Ở đâu có sinh viên Việt Nam, ở đó sẽ có màu áo cờ đỏ sao vàng và tà áo dài duyên dáng, có hương vị trà xanh và cà phê Việt Nam… Ở đó, hai tiếng “Việt Nam” luôn vang lên đầy tự hào
Cầu nối cho các du học sinh Việt Nam tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản)
Ngày 6/11 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Fukuoka (FVAJA) đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập. Sự kiện được tổ chức nhằm tổng kết lại hoạt động đã thực hiện và đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Thích được bận rộn với sinh viên mới

Mỗi đợt sinh viên từ Việt Nam sang, chị Mi lại bận rộn ngược xuôi: hỗ trợ người này làm thủ tục nhập học, người kia tìm nhà trọ, thậm chí là mua thuốc hay đưa sinh viên mới sang bị ốm đi bệnh viện.

Trong mắt của nhiều bạn sinh viên, chị Mi giống như một người chị lớn, một chuyên gia tư vấn rất nhiều vấn đề từ học hành, đến văn hóa, hay những vướng mắc trong sinh hoạt ăn ở tại Nga. Trên cương vị một chuyên viên hỗ trợ sinh viên nước ngoài chị Mi đã lo chu toàn cho rất nhiều thế hệ sinh viên nước ngoài.

Thấu hiểu những khó khăn từ rào cản ngôn ngữ, chị đã đưa ra một dự án Học tiếng Nga từ tâm hồn bao gồm rất nhiều các phương pháp nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng cho du học sinh tại Nga.

Chị Mi tâm sự rằng ý tưởng Học tiếng Nga từ tâm hồn được hình thành khi chị chứng kiến rất nhiều bạn nhỏ theo bố mẹ sang Nga trong độ tuổi đang đi học, việc yếu tiếng Nga làm các bạn khó hòa nhập và không tiếp thu được bài trên lớp. Gần 10 năm trở về trước khi chị nhận được lời ngỏ ý dạy kèm các bạn nhỏ để các em có thể tiếp thu bài trên lớp. Chị đem đến cho các bạn nhỏ chính là văn hóa Nga, chị dạy các bạn cách hòa nhập môi trường để từ đó có thêm những người bạn Nga mới, và cuộc sống thêm những điều sống động.


Đoàn Mĩ Linh giảng viên đại học Kinh tế Plekhanov Moscow

Không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các bạn làm quen với văn hóa Nga, chị còn tiếp tục đồng hành cùng các bạn nhỏ ngày đó, đưa ra những lời khuyên tư vấn về trường đại học hay khối ngành phù hợp. Kết quả đạt được là đã có rất nhiều thế hệ học sinh của chị Mi trưởng thành ngay dưới ngôi trường Đại học Kinh tế Plekhanov, các bạn có điều kiên theo đuổi đam mê và tiếp tục con đường nối dài lòng tốt giúp đỡ các bạn sinh viên chưa biết tiếng còn bỡ ngỡ mới từ Việt Nam sang học.

Hỗ trợ sinh viên Việt hòa nhập

Nhận thức được tính hiệu quả của giáo dục, cũng như sự quan trọng của kĩ năng nghe nói, chị tiếp tục mở ra một câu lạc bộ “Speaking Club”. Hiện tại chị đang thực hiện một số buổi demo (chạy thử) trước khi triển khai trên diện rộng hơn đến những bạn sinh viên nói tiếng Nga chưa nhiều. Nội dung của các buổi thảo luận bằng tiếng Nga có thể là một vấn đề trong cuộc sống đang được các bạn trẻ quan tâm, một địa điểm du lịch thú vị ở Nga, một vài hoạt động có ý nghĩa vào những dịp lễ tết tại Nga. Chị Mi cho rằng việc lựa chọn ngẫu nhiên một chủ đề sẽ giúp các bạn không cảm thấy nhàm chán, đồng thời kích thích sự tham gia để các bạn có thể phát triển hơn về kĩ năng nghe nói, vốn là những kĩ năng quan trọng và cần khổ luyện trong ngôn ngữ nói chung.

Trong các buổi Speaking, ngoài các bạn tiếng Nga còn chưa vững thì còn có học sinh cũ của chị Mi, hoặc các bạn đã sinh sống tại Nga lâu để gia tăng kết nối, cũng như thể hiện được hết sự phong phú của thứ ngôn ngữ này. Kết quả đạt được qua những buổi Speaking đầu tiên đó là các bạn sinh viên mới tiếp cận tiếng Nga đã bớt rụt rè hơn, họ mong muốn được chia sẻ và thấu hiểu hơn khi giao tiếp bằng tiếng Nga. Chị Mi mong muốn mình là một ngọn cờ tiên phong để nhân rộng mô hình Speaking Club này hơn nữa trong thời gian tới.

Trường đại học Kinh tế Plekhanov Moscow

Một phần không kém phần quan trọng đó chính là những hỗ trợ trực tiếp từ chị đến các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong giao tiếp và tiếp thu bài vở trên lớp. Chị Mi thống kê được với số lượng sinh viên Việt Nam mỗi năm sang Nga khoảng 1.000 người thì có đến hơn một nửa cảm thấy khó khăn khi sử dụng tiếng Nga, rất khó để họ bắt kịp được việc học chuyên sâu chỉ sau khoảng 7 tháng dự bị tiếng Nga. Chị đã tạo ra một trang web chuyên để hỗ trợ, hướng dẫn các bạn sinh viên, thạc sĩ có thể viết các bài luận hay thực hiện được đúng yêu cầu trên lớp, việc hỗ trợ này có ý nghĩa thực tiễn đến từng cá nhân bởi lẽ nếu đã từng sinh sống và học tập tại các trường Đại học ở Nga, tin rằng không dưới một lần sẽ bắt gặp tình trạng hoang mang đối với một số chủ đề mà thầy cô giao phó.

Trang web hiện đã đi vào hoạt động, tuy nhiên cần thêm thời gian để kiểm chứng tính hữu dụng. Chị Mi tin rằng việc có một địa chỉ uy tín để các bạn sinh viên có thể san sẻ bớt khó khăn sẽ giúp các bạn “dễ thở” hơn với tiếng Nga, và cũng không uổng phí các tri thức nhận được trong quá trình được nghe giảng dạy. Khi trang web này được tiệm cận gần hơn đến các bạn sinh viên, con số mà chị Mi hỗ trợ có thể lên đến hàng trăm sinh viên, với những kinh nghiệm và tri thức được chị san sẻ.

30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Hoa Kỳ
Ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn có buổi tiếp, làm việc với ngài Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sinh viên thi kể chuyện về cuộc sống du học tại Đài Loan
Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) cùng với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài Việt (TVECEDA) phối hợp cùng với các đơn vị tổ chức cuộc thi "Ét Ô Ét 101 chuyện Đài Loan chưa kể!.
Top