SÁCH HAY THỐNG KÊ

Kết nối phát triển hợp tác giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Nhật Bản

2024-12-20 19:27:29
Hợp tác song phương giữa Việt Nam và Đức còn nhiều dư địa để phát triển
Tích cực kết nối tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Cuba
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị ‘Vĩnh Phúc trong kết nối hợp tác và phát triển Việt Nam-Nhật Bản’ năm 2022. Ảnh: Tuấn Anh

Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio, đại diện các Ban, ngành chức năng, đại diện các Cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại của Nhật Bản tại Việt Nam; đại diện chính quyền các tỉnh hợp tác hữu với với Vĩnh Phúc...cùng đại diện 100 doanh nghiệp.

Hội nghị nằm trong Chương trình Đối ngoại và Xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam–Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023) sắp tới. Mục đích của Hội nghị là nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch giữa tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương, đối tác, nhà đầu tư của Nhật Bản, tạo cơ hội hợp tác phát triển cho các nhà đầu tư hai nước.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong những năm qua, quan hệ hữu nghị, ngoại giao và hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, mang lại nhiều thành tựu lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị ‘Vĩnh Phúc trong kết nối hợp tác và phát triển Việt Nam-Nhật Bản’ năm 2022. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong tiến trình phát triển, Vĩnh Phúc luôn xem các địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, trụ cột trong chiến lược hội nhập quốc tế của tỉnh. Vĩnh Phúc đã thiết lập và có lịch sử 27 năm, mối quan hệ hợp tác với các địa phương ở Nhật Bản từ năm 1995 và tiếp tục có quan hệ hợp tác hữu nghị chính thức với tỉnh Akita từ năm 2015 và tỉnh Tochigi Nhật Bản từ tháng 12/2021.

Các dự án đầu tư trực tiếp và các dự án hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tính đến hết tháng 5/2022, trên địa bàn tỉnh đã có 435 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 7,3 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản có 58 dự án với tổng vốn là 1,62 tỷ USD.

"Nhật Bản luôn đứng đầu về tỷ lệ và số vốn thực hiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những đóng góp vào ngân sách của tỉnh. Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc là các nhà đầu tư đầu tư tại Vĩnh Phúc và công dân của tỉnh, thành công của doanh nghiệp chính là thành công của tỉnh, do vậy, tỉnh sẽ luôn luôn đặc biệt quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất về các chính sách hỗ trợ, thu hút cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng được thành công khi đầu tư tại Vĩnh Phúc", bà Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang hết sức nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, tập trung thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, triển khai đầu tư nhiều dự án hạ tầng giao thông, xây dựng hạ tầng thiết yếu đến hàng rào các khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao,...

Đồng thời, tỉnh cũng đang hoàn thiện hơn nữa năng lực và hệ thống quản lý, đáp ứng môi trường văn hoá hợp tác đầu tư trong bối cảnh hội nhập, mong muốn các nhà đầu tư nói chung, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây gần 50 năm, quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ, thực chất và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

Theo Bộ trưởng, đến nay, các địa phương Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 70 bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác về thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giáo dục – đào tạo, lao động… Dù gặp nhiều khó khăn và trở ngại do dịch Covid-19, nhưng hợp tác giữa các địa phương hai nước vẫn duy trì đà phát triển.

Chia sẻ về tiềm năng của tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, nhiều năm nay, Vĩnh Phúc là điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.

Lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và địa phương dự Hội nghị ‘Vĩnh Phúc trong kết nối hợp tác và phát triển Việt Nam-Nhật Bản’ năm 2022. Ảnh: Tuấn Anh

Theo Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển trên mọi lĩnh vực, dù trong bối cảnh đại dịch, hai bên vẫn tổ chức được các chuyến thăm chính thức. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật Bản, hai bên đã thể hiện sự tin cậy cao qua các dự án, danh mục hợp tác. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào tháng 5 năm nay, hai bên đã công bố nhiều danh mục dự án và sự quan tâm của các doanh nghiệp thông qua số lượng và quy mô các văn kiện.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio. Ảnh: Tuấn Anh

Đại sứ Yamada Takio đánh giá, Hội nghị được tổ chức cho thấy việc tăng cường quảng bá hình ảnh của Vĩnh Phúc được thực hiện đúng thời điểm. Tại Việt Nam, Vĩnh Phúc là một trong những trung tâm thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản và đảm nhận vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Khu công nghiệp Thăng Long – Vĩnh Phúc được coi là khu công nghiệp dành riêng cho đầu tư Nhật Bản và có môi trường đầu tư hoàn thiện, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ đầu tư sang Việt Nam.

Ông Yamada Takio cũng ghi nhận sự chủ động của Vĩnh Phúc trong thời gian qua nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

Kết nối doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam hợp tác về thương mại, đầu tư
Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Úc trong hợp tác về năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao
Top