8 nhiệm vụ trong công tác đại đoàn kết đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Ông Ngô Trịnh Hà, Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao chia sẻ về triển khai công tác đại đoàn kết với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong 20 năm qua. |
Đa dạng các chính sách thu hút, tập hợp đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài Ngày 30/11, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Ngoại giao cùng phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Thu hút, tập hợp đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài” theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội, kết hợp trực tuyến tại một số điểm cầu tại các nước. |
Hội thảo "Tăng cường truyền thông Dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài". |
Thông tin truyền thông giúp “đi trước, mở đường”
Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại.
Dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, niềm tin của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng ngày càng được củng cố.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm giới thiệu môi trường đầu vào TP Đà Nẵng hướng đến người Việt Nam ở nước ngoài, điểm cầu tại TP Hồ Chí Minh. |
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã và đang tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với lợi ích quốc gia-dân tộc; đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều này đã được xác định cụ thể tại Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng mà Kết luận số 12-KL/TW đề ra là “đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại. Kịp thời thông tin về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta” tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và “hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.”
Nội dung thông tin truyền thông cho người người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm: các chính sách, quan điểm của Đảng, pháp luật thực định của Nhà nước cũng như các dự thảo chính sách pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người người Việt Nam ở nước ngoài…, Qua đó, thể hiện phương châm “đi trước mở đường”, góp phần quan trọng giúp đồng bào ta ở nước ngoài hiểu rõ, hiểu đúng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ngược lại, thông qua việc tham gia đóng ý kiến, phản hồi đối với các dự thảo chính sách pháp luật liên quan, người người Việt Nam ở nước ngoài đã thông tin, phản ánh những vướng mắc, khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của bà con kiều bào ta tới với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước, góp phần gắn kết chặt chẽ khối đại đoàn kết toàn dân, từ đó làm cho kiều bào ta càng ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, đồng thời giúp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, thể chế. Chính vì vậy, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho cộng đồng người người Việt Nam ở nước ngoài được coi là cách thức, giải pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu mà Kết luận số 12 nêu trên đã xác định.
Doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài tại Đà Nẵng chia sẻ những cảm nhận, kinh nghiệm khi đầu tư tại đại phương với kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. |
Định hướng trong thời gian tới
Để tăng cường truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần của Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới cần triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Thứ nhất: Thống nhất nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người người Việt Nam ở nước ngoài; xác định đây là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, trong đó các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm chính để chủ động có kế hoạch thực hiện truyền thông dự thảo chính sách pháp luật.
Để các dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội được truyền thông đến cộng đồng người người Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan chủ trì soạn thảo cần xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông về nội dung dự thảo chính sách theo quy định tại Quyết định số 407 đến người người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó tập trung vào các dự thảo chính sách pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam nói chung, người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng; nhất là các lĩnh vực pháp luật liên quan thiết thực đến người Việt Nam ở nước ngoài, như: hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; xuất cảnh, nhập cảnh; pháp luật về đất đai, xây dựng, nhà ở; chính sách về bảo hộ của Nhà nước Việt Nam đối với công dân Việt Nam tại nước ngoài cũng như chính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút đầu tư của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực thu hút chuyên gia trí thức, kiều bào; lĩnh vực đầu tư, kinh doanh; các điều ước quốc tế liên quan…
Thứ hai: Phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong chỉ đạo, hướng dẫn về truyền thông dự thảo chính sách pháp luật liên quan đến công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, vai trò thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương là đại diện lãnh đạo của Bộ Ngoại giao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc ở nước ngoài phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.
Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài làm việc với đại diện Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam tại New York (Hoa Kỳ). |
Thứ ba: Xác định hoạt động truyền thông dự thảo chính sách cho đối tượng người người Việt Nam ở nước ngoài là hoạt động có tính chất đặc thù, do vậy cần đa dạng hóa hoạt động truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả, như: xây dựng tài liệu truyền thông dự thảo chính sách pháp luật ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, được dịch ra tiếng nước ngoài phổ thông; tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng chuyên biệt dành cho người Việt Nam ở nước ngoài (trọng tâm là kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam; kênh thông tin đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thông qua Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, các ứng dụng mạng xã hội, trong đó, hệ thống các thông tin nội bộ, Cổng/trang thông tin của các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài cũng có vai trò hết sức quan trọng; lồng ghép trong các diễn đàn, gặp mặt kiều bào Việt Nam ở nước ngoài…
Thứ tư: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, tích cực từ phía các cơ quan thông tin, truyền thông với các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, cơ quan ngoại giao trong truyền thông dự thảo chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm thông tin đa chiều, khách quan, chính thức, chính xác và đầy đủ. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật cũng như công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ năm: Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ, cung cấp tài liệu kỹ năng về tổ chức truyền thông chính sách nói chung, cho người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý báo chí để tham gia triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Có cơ chế cụ thể để cơ quan báo chí phối hợp, cùng tham gia thực hiện truyền thông chính sách, trong đó có việc đặt hàng, giao nhiệm vụ truyền thông chính sách cho cơ quan báo chí thực hiện… để bảo đảm hoạt động này được triển khai ổn định, bền vững.
Tăng cường phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác về người Việt Nam ở nước ngoài Bà Đinh Thị Phương Thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Việc kết nối kiều bào với các địa phương để xúc tiến đầu tư và thực hiện công tác xã hội là thế mạnh của Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố. Hiện tại, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh đã ký bản ghi nhớ phối hợp công tác về người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều địa phương như: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Đồng Nai, Đà Nẵng… |
Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Công tác người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặc biệt quan tâm và trở thành nhiệm vụ xuyên suốt trong các chương trình hành động, qua đó đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của kiều bảo để tập hợp, đề xuất kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách, động viên tinh thần yêu nước, hòa hợp dân tộc trong cộng đồng. |