SÁCH HAY THỐNG KÊ

Lễ Vu lan rơi vào ngày nào trong năm 2020?

2024-12-21 13:26:07
Thả 3 vạn hoa đăng nhựa xuống biển, lãnh đạo địa phương nói "để bảo vệ môi trường"
Mùa Vu Lan 2019: Người Hà Nội đi chùa từ sớm, người Sài Gòn thành tâm dự lễ thả hoa đăng

Lễ vu lan 2020 rơi vào ngày nào trong năm nay?

Lễ vu lan 2020 rơi vào ngày nào trong năm nay?

Lễ Vu Lan chính là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Theo đó, Lễ Vu Lan 2020 rơi vào thứ 4, ngày 2 tháng 9 dương lịch (15/7 âm lịch).Đại Lễ Vu Lan là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Là ngày báo hiếu, nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ngàn đời của dân tộc ta.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan ra đời theo sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên sau khi tu luyện thành công, ông nhớ mẹ là bà Thanh Đề đã qua đời nên dùng mắt phép để tìm bà khắp thế gian, ông thấy bà bị đày thành Ngạ quỷ (quỉ đói), bị đói khát hành hạ, vì những việc ác trong các kiếp luân hồi của bà. Đau lòng vì mẹ bị đày đọa, ông hóa phép thành thức ăn dâng lên mẹ nhưng tất cả thức ăn đều biến thành lửa đỏ.

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Mục Thanh Đề cầu cứu lên Phật Tổ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu, chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Phật cũng dạy thêm rằng: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Theo lời Phật dạy Mục Thanh Đề đã cứu được mẹ mình và từ đó ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.

Hằng năm đến mùa Vu lan, trong đó đúng ngày rằm tháng bảy, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ðó là báo hiếu đối với công ơn của người sinh thành – đạo hạnh đứng đầu trong “tứ ân” ( n cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia xã hội và ân Tam Bảo) của đạo Phật.

Kinh Phật đã viết: “ n đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết”, “Tột cùng điều thiện, không gì bằng hiếu. Tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu”. Vậy là khi lời của Ðức Phật về một yếu tố của đạo lý làm người cùng với với tình cảm của dân tộc đã “hòa quyện” để ra đời một mỹ tục văn hóa “Tu đâu cho bằng tu nhà – Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu”.

"Tứ Ân" trong đạo Phật nghĩa là gì?
Vu lan báo hiếu: Xúc động với nghi lễ Bông hồng cài áo
Đại lễ Vu lan 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền
Top