Lý do cha mẹ không nên trả lời mọi câu hỏi của con |
10 tình huống bố mẹ đang hại con mà không hay biết |
Trong quá trình nuôi dạy con, chắc hẳn bố mẹ nào cũng từng lâm vào tình huống khó xử. Ví dụ như khi con bắt đầu đòi nằng nặc mua món đồ chơi đắt tiền nào đó, hoặc đòi ăn kẹo trước bữa ăn, nếu không được đáp ứng sẽ lăn đùng ra khóc, ăn vạ, gào thét ầm ĩ. Trong những trường hợp này, đa phần bố mẹ đều quát tháo, hoặc dịu giọng nhún nhường, nhưng cả hai cách đều không có tác dụng. Kết quả, cả bố mẹ và con cái đều mệt mỏi mà không giải quyết được vấn đề gì. Dưới đây là những gợi ý cho bố mẹ khi tương tác, nói chuyện với con, những bí quyết này sẽ giúp bố mẹ tránh được việc quát con mà con vẫn vui vẻ nghe lời.
Mẹo đánh lạc hướng trẻ. Khi trẻ khóc lóc, đòi hỏi vô lý hoặc bỗng tức giận vì những lý do rất vô lý, thay vì trực tiếp đề cập tới vấn đề, yêu cầu con nín khóc ngay lập tức, hãy đánh lạc hướng con. Cách này gần như hiệu quả trong mọi trường hợp. Có thể hỏi con "chiếc áo con thích màu gì nhỉ/ mẹ đố con đồ chơi con thích nhất là gì/ mẹ con mình cùng đi tìm con chuột cắn rách quần áo đi". Với cách này, bố mẹ không bị căng thẳng mà con vẫn nghe lời. Để làm được điều này, trước tiên cần sự bình tĩnh của bố mẹ.
Đừng nói cho chúng biết còn bao nhiêu thời gian nữa. Nếu trẻ cứ muốn chơi mà không chịu về nhà, đừng nói rằng "con chỉ được chơi 5-10 phút nữa thôi". Trẻ sẽ không hiểu khái niệm thời gian và thậm chí còn cảm thấy lo lắng, khó chịu vì sắp không được chơi nữa. Thay vào đó, hãy nói rằng "con có thể ném bóng 5 lần nữa", "có thể thay quần áo cho búp bê 3 lần nữa"....Với cách tiếp cận này, con sẽ vui vẻ và hợp tác với bố mẹ.
Cho chúng ăn hoa quả, rau xanh trước bữa tối. Đây là bí quyết rất hay và phát huy tác dụng với những trẻ lười ăn rau. Thay vì quát mắng, dọa dẫm, khi trẻ đói, hãy cho chúng ăn rau xanh. Bởi khi đói, bất cứ đồ ăn gì với chúng cũng là sơn hào hải vị.
Luôn nói cảm ơn nếu con giúp đỡ bố mẹ. Luôn kịp thời ghi nhận công sức, cố gắng của con khi con có hành vi tốt. Cách này giúp khuyến khích, động viên con kịp thời. Con cảm thấy bản thân có giá trị trong gia đình và những thói quen tốt dần dần sẽ được hình thành. Ngoài ra, khi chính bố mẹ mắc lỗi, cũng nên thẳng thắn nói xin lỗi trước mặt con.
Hãy rửa mặt cho mình trước, cho con sau. Rất nhiều bố mẹ phàn nàn và thậm chí nổi điên khi con không hợp tác rửa mặt. Dù đã giải thích lý do, bắt ép, quát tháo mà con vẫn phản kháng. Có một cách rất hay mà không cần phải quát mắng hay năn nỉ, đó là bố mẹ hãy lấy khăn lau mặt cho mình trước, sau đó lau cho con. Đảm bảo con sẽ hợp tác vui vẻ.
"Ngày hôm nay của ai nhỉ" - mẹo hay cho gia đình có 2 trẻ trở lên. Để không phải đau đầu mỗi lần làm "trọng tài" cho hai con, bạn hãy cùng hai con thống nhất về những ngày nào đứa lớn được chơi đồ chơi này, ngày nào đứa nhỏ được chơi đồ chơi kia. Khi đã thống nhất, thì cứ làm theo như vậy. Hai con sẽ hợp tác và tránh được việc tranh giành, đánh nhau.
Luôn đưa ra lựa chọn. Luôn đưa ra lựa chọn cho trẻ, cách này giúp trẻ dễ hiểu câu hỏi của bố mẹ hơn. Đây cũng là bí quyết hay nếu con từ chối làm điều gì đó.
Đừng vội nói "không" quá phũ phàng. Hạn chế nói "không" khi trẻ đòi hỏi điều gì. Sự từ chối dứt khoát này khiến trẻ bị tổn thương và sẽ gào khóc ngay lập tức. Nếu trẻ đòi mua đồ chơi, hãy nói "con có thể ghi vào danh sách những đồ muốn mua, khi nào có lương mẹ sẽ mua cho con". Sự trì hoãn này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, hơn nữa lại nuôi dưỡng sự hào hứng, chờ đợi cho trẻ.
Làm gương cho trẻ. Sẽ không hiệu quả nếu bạn muốn trẻ lên giường đi ngủ, nhưng chính bạn lại đang ngồi xem điện thoại hay tivi. Cách đơn giản nhất là làm gương cho trẻ. Hãy cùng lên giường, thủ thỉ cùng con vài câu chuyện ngắn, giấc ngủ sẽ kéo đến thật dễ dàng. Bạn không cần mất thời gian quát tháo hay mắng mỏ con vô ích.
8 giai đoạn khủng hoảng của trẻ, nếu biết sẽ nuôi dạy con dễ dàng Biết được 8 giai đoạn khủng hoảng của trẻ sẽ giúp bố mẹ bình tĩnh hơn và biết cách ứng phó khi con không hợp ... |
7 kiểu bố mẹ dễ nuôi dạy con thành những đứa trẻ ưu tú Gia đình giàu hay nghèo không ảnh hưởng quá nhiều đến thành công sau này của trẻ. Chính phẩm chất của bố mẹ, môi trường ... |
3 kiểu mẹ nuôi dạy con thành những đứa trẻ bất tài Người mẹ hay tức giận, thích kiểm soát mọi thứ và "nghiện" điện thoại thường là những người mẹ thất bại trong nuôi dạy con. |