SÁCH HAY THỐNG KÊ

Rau quả và hoa tươi tốt, xanh um trên sân thượng 100m2 ở TP HCM

2024-12-21 13:36:31
Sân thượng 25m2 đủ loại rau quả tươi tốt nhờ cách tận dụng rác nhà bếp “Nông dân thành thị” trồng đủ các loại rau quả năng suất trên sân thượng ở Hải Dương Yêu hoa hồng, nữ kế toán trồng cả vườn hồng rực rỡ trên sân thượng

Chị Nhung hiện đang là giáo viên dạy Văn của một trường THPT của thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài giờ dạy trên lớp, chị yêu thích nhất là được về nhà, lên sân thượng để chăm chút cho khu vườn của mình với diện tích gần 100m2.

Chị Nhung hiện là giáo viên Ngữ văn của một trường THPT ở TP. HCM.

Chị Nhung vốn sinh ra và lớn lên từ nông thôn ruộng đồng nên tình yêu cây cỏ luôn thường trực trong tim. Chị yêu thích những không gian xanh và luôn mong ước sẽ được sống gần gũi với thiên nhiên. Đó cũng là lý do chị ấp ủ dự định sẽ tạo cho gia đình mình một khu vườn đủ loại rau quả xanh tốt.

Đối với chị, thiên nhiên bao dung, ôm ấp, vỗ về... Sống gần thiên nhiên là cách để chị yêu thương bản thân cũng như những người xung quanh nhiều hơn. Thiên nhiên luôn cho chị nguồn năng lượng dồi dào. Sau một ngày làm việc căng thẳng, chị luôn mong trở về khu vườn, mọi mệt mỏi dường như đều tan biến.

Ngoài giờ dạy học, chị còn tạo khu vườn xanh tươi trên sân thượng nhà mình.
Khu vực trồng rau.
Các loại rau đều tươi tốt.
Cà trắng.
Góc trồng chè xanh.

Làm vườn cũng là cách giúp chị thêm sự kiên trì và cần mẫn. Chủ nhân của khu vườn trên sân thượng tâm sự: "Ngay từ thời sinh viên khi sống ở kí túc xá với không gian nhỏ hẹp ở ban công thì mình vẫn luôn yêu thích trồng xương rồng, sen đá để tạo không gian dịu dàng, mát mắt. Ra trường dù bận bịu với công việc, diện tích ở hạn chế nhưng mình vẫn trồng đủ các loại hoa và rau. Đặc biệt, hai năm nay xây nhà mới, mình rất vui vì được thỏa mãn mong muốn, đam mê.

Vườn nhà mình trồng đủ loại, có khu trồng trái cây, khu cho cây thân leo như bầu, mướp, khổ qua, thiên lí; khu trồng hoa; khu trồng các loại rau. Mình cũng tận dụng tối đa các khay nhựa có giá treo ốp vào lan can. Ớt, xả, gừng, chanh, các loại rau thơm... đều được mình thử sức trồng hết. Mình trồng rau quả sạch để an tâm bảo vệ sức khỏe cả nhà, muốn các con hiểu hơn về cây cối xung quanh cũng như học cách sống hiền hòa, yêu thương nhau".

Lá lốt.
Củ cải.
Thu hoạch củ cải.
Rau cải trồng bên dưa leo.
Chị Nhung tận dụng lan can để đặt chậu trồng rau.
Cải trồng dọc lan can.
Các loại rau tươi tốt.
Mùng tơi.
Sân thượng khá rộng và thoáng.

Để có được khu vườn như hiện tại, chị Nhung cùng chồng đã khá vất vả trong việc mang đất, phân từ dưới lên sân thượng. Hết mỗi lứa rau đều phải trộn đất lại. May mắn của chị chính là nhờ ông xã tâm lý và yêu thích trồng cây nên đã dành thời gian cùng làm.

Nếu như miền Bắc chỉ trồng rau theo thời vụ thì thời tiết trong TP. HCM theo chị Nhung là khá ưu ái cho việc trồng nhiều loại cây, rau hơn. Về kinh nghiệm trồng rau sau 2 năm, chị Nhung đúc rút được khá nhiều điều hữu ích:

1. Trộn đất: Chị Nhung trộn đất sạch Tribat, phân bò khô, trấu. Theo chị cần có trấu để giúp đất thoát nước không bị úng. Phân bò đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng. Ngoài phân bò có thể dùng thêm phân trùn quế. Khi trộn xong, xúc bỏ đất vào các hộp dụng cụ trồng rau, để thêm vài ngày trước khi trồng.

Lưu ý: Khi các lứa rau đã hết thì tiến hành đổ đất ra khỏi chậu và mua thêm phân bò, trấu, đất sạch trộn chung để chuẩn bị cho đợt trồng rau mới.

Rau cải.
Cải làn.
Củ cải đỏ.
Rau mầm.
Khổ qua.
Cà chua.
Ớt.
Con trai chị rất thích lên chăm rau, làm vườn cùng mẹ.
Dưa leo.
Thiên lý.
Khổ qua.
Bầu canh.
Mướp.
Su hào tím.

2. Hạt giống: Hạt giống cũng rất quan trọng vì nó quyết định năng suất. Chị Nhung đã trồng rất nhiều loại và theo kinh nghiệm của chị thì các loại của nước ngoài cho năng suất cao hơn rất nhiều.

Cần xử lí hạt giống bằng cách ngâm 2 sôi 3 lạnh. Ngâm chừng 6 - 7 tiếng giúp hạt dễ nảy mầm hơn, thường sáng ngâm, chiều gieo. Khi gieo nhớ đừng lấp đất dày khiến hạt khó vươn lên, nhiều khi thối. Thường chị chỉ lấp một lớp đất sạch Tribat mỏng lên thôi là đủ.

3. Tưới nước:

Khi hạt nảy mầm cần tưới bằng dụng cụ có các tia nước nhỏ, tránh không cho mầm gãy. Khi cây tốt hơn, chị tưới ngày 2 lần. Sáng trước 8 giờ và chiều sau 5 giờ. Tưới vừa đủ, tưới nhiều cây dễ bị thối.

4. Ánh sáng:

Các loại rau củ, quả đều rất ưa ánh sáng và nắng. Nhất thiết chỗ trồng cần phải đủ ánh nắng. Nếu không đủ ánh nắng cây thường có biểu hiện lá yếu, xanh không đậm, phát triển chậm...

5. Bón phân:

Chị Nhung thường bón phân hữu cơ của Nhật, của Thái. Chị rải phân vào gốc cây hoặc rau, tưới nước là cách để giúp phân tan, rải định kỳ 10 ngày/ lần.

Góc trồng trái cây.
Một góc sân thượng trồng cây ăn quả.
Na.
Khế.
Lựu.
Roi.
Cóc.
Lựu sai quả.
Sung Mỹ.
Bưởi da xanh.
Ổi.
Táo.

6. Mật độ

Cây trồng cần đúng mật độ để đảm bảo độ thoáng giúp cây phát triển tốt. Dày quá cây không lên được. Vì thế không nên ham trồng nhiều mà phải nghĩ đến chất lượng. Cây đúng mật độ không thưa không dày.

7. Trị sâu bệnh

Để có vườn rau sạch, chị không sử dụng các loại thuốc sâu. Nếu xuất hiện sâu bệnh, chị thường giã tỏi, ớt, ngâm với rượu rồi dùng bình xịt để xịt.

8. Tình yêu thương, sự đam mê.

Đây là yếu tố quyết định nhiều vì nếu không có điều này, chị sẽ không có đủ sự kiên trì, cần mẫn. Theo chị vạn vạn cỏ cây đều có linh tính, mình yêu thương, chăm sóc chúng thì chúng sẽ có hồi báo đáp.

Ngoài ra, chị Nhung còn trồng nhiều hồng, lan...
Hoa sen.
Hoa lan.
Hồng ngoại.
Khu vườn là nơi thư giãn của cả gia đình.
Hai bé yêu thích cùng mẹ chăm sóc vườn, tìm hiểu cây và hoa trên sân thượng.

Ngoài những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình trồng rau, làm vườn, chị Nhung không ngừng học hỏi kinh nghiệm để vườn rau trên sân thượng được đa dạng và tươi tốt hơn. Hiện tại, dù công việc bận rộn đến mấy, sân thượng vẫn là nơi cả gia đình chị thích lên ngắm cây, trò chuyện và làm vườn sau mỗi ngày tất bật bên ngoài.

Top