SÁCH HAY THỐNG KÊ

Sẽ có nhiều cách làm mới, sáng tạo để phát triển chương trình “Ươm mầm hữu nghị”

2024-12-20 19:36:31
OpenNet (Campcuhia) tài trợ học bổng, nâng cao chất lượng giáo cho học sinh gốc Việt
Lễ tuyên dương “Sinh viên Lào và sinh viên Campcuhia tiêu biểu năm 2018”- thắt chặt thêm tình hữu nghị nhân dân ba nước
Các đại biểu là cha, mẹ nuôi người Việt Nam và các con nuôi người Campuchia trong chương trình “Ươm mầm hữu nghị” chia sẻ kinh nghiệm tại Ngày hội “Ươm mầm hữu nghị”.

Tại Ngày hội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia Trần Tấn Ngô cho biết, thời gian qua, có trên 100 lượt cán bộ của Trung ương Hội, các cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện, các doanh nhân là thành viên Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Campuchia tham gia chương trình. Dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua nhưng các hoạt động luôn được đổi mới nội dung, phương thức linh hoạt, phù hợp với thực tế, nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, giải quyết những khó khăn, giúp gắn kết tình cảm giữa các lưu học sinh Campuchia và gia đình đỡ đầu.

Tính đến nay, hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” đã tổ chức đỡ đầu 167 lưu học sinh Campuchia đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng tại TPHCM.

Trong thời gian tới, ông Trần Tấn Ngô cho biết sẽ có nhiều cách làm mới, sáng tạo để chương trình “Ươm mầm hữu nghị” ngày càng phát triển. Cụ thể, chương trình sẽ triển khai tại các tỉnh thành khác, ngoài TPHCM và Hà Nội; sẽ tổ chức cho các em cùng với cha, mẹ đỡ đầu trở về quê hương vào các ngày lễ lớn, để sự gắn bó ngày càng thắm thiết hơn, tạo cơ hội cho các em trau dồi tiếng Việt, nâng cao kiến thức, hiểu biết về văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra, chương trình đã tổ chức cho các lưu học sinh Campuchia tham gia các chuyến dã ngoại ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tham quan Bảo tàng Áo dài, làng nghề truyền thống, giao lưu với các doanh nghiệp TPHCM, gặp gỡ thanh niên Bình Phước…

Theo ông Trần Tấn Ngô, trong thời gian dịch bệnh bùng phát, cha mẹ đỡ đầu vẫn thường xuyên liên lạc, thăm hỏi, động viên; một số trường hợp bị F0, F1 được các gia đình hỗ trợ tiền, quà… giúp các em sớm khỏi bệnh và tiếp tục học tập.

Hiện có khoảng 50% sinh viên Campuchia trở về nước, số còn lại tiếp tục học online tại Việt Nam. Đặc biệt, các sinh viên năm cuối Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh còn tích cực tham gia tập huấn, sẵn sàng góp sức phòng chống dịch khi có yêu cầu.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ.

Nhân dịp này, các đại biểu và khách mời đã có dịp lắng nghe những chia sẻ về tình cảm, kinh nghiệm kết nối giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong chương trình “Ươm mầm hữu nghị” của các gia đình: ông Nguyễn Công Trung, Trưởng đoàn công tác thiện nguyện thuộc Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ phía Nam; ông Phạm Đức Thuận cựu quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; bà Trương Thúy Uyên, Hiệu phó Trường Phổ thông cơ sở Vân Đồn; bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc bảo tàng Áo Dài TPHCM...

Tại ngày hội, Ban Tổ chức đã trao tặng Huân chương Hữu nghị của Vương quốc Campuchia; Bằng khen, Kỷ niệm chương của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Cờ thi đua của Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia cho 13 cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” trong thời gian qua.

Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Đà Nẵng phát triển mạng lưới chi hội tới cấp phường, xã
Tỉnh Svay Rieng (Campuchia) khởi công xây dựng Đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Top