Số liệu thống kê

Hàn Quốc đã tiếp nhận 153 lao động Việt Nam theo Chương trình EPS

2024-12-20 19:24:39
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhận Huân chương của Nhà nước Lào
Phát động Chương trình nhắn tin từ thiện vì nạn nhân chất độc da cam

Tiếp tục đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS.

Được biết, số lao động trên ở độ tuổi sinh năm 1984 đến năm 2001 và thuộc diện lần đầu nhập cảnh Hàn Quốc. Với chính sách mới về phòng dịch COVID-19, số lao động này được đại diện Ban quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) đón, hỗ trợ làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay và sau đó đưa về trung tâm đào tạo để xét nghiệm COVID-19, đồng thời bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật, văn hóa, an toàn lao động cũng như hướng dẫn ký kết hợp đồng lao động và khám sức khỏe...

Trong số này, 110 lao động ngành sản xuất chế tạo sẽ được đưa về trung tâm đào tạo ở thành phố Yeoju thuộc tỉnh Gyeonggi. Trong khi đó, 43 lao động ngành ngư nghiệp sẽ được đưa về trung tâm đào tạo ở thành phố Incheon. Sau thời gian cập nhật kiến thức bổ trợ kéo dài 3 ngày, các lao động này sẽ được phân bổ về các doanh nghiệp sở tại để làm việc theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

Theo thông tin từ Văn phòng EPS tại Hàn Quốc, hiện các đơn vị chức năng của Việt Nam và Hàn Quốc đang thúc đẩy các công việc liên quan đến lĩnh vực đào tạo, ký quỹ và cấp thị thực cho hơn 6.000 lao động Việt Nam để họ có thể nhập cảnh Hàn Quốc và làm việc ngay trong 6 tháng cuối năm 2022.

Luật Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc được Quốc hội Hàn Quốc thông qua ngày 16/8/2003, quy định Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là Chương trình EPS), có hiệu lực từ ngày 16/8/2004. Theo quy định của Luật này, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng được lao động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài với số lượng nhất định; việc giới thiệu, quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến người lao động nước ngoài do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc thực hiện. Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ với các nước để phái cử và tiếp nhận lao động đến Hàn Quốc làm việc.

Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ với 15 quốc gia, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Mông cổ, Sri Lanka, Trung Quốc, Campuchia, Nêpal, Uzbekistan, Pakistan, Bangladesh, Kyrgystan, Mianma và Đông Timo.

Người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc phải tham dự và đạt yêu cầu tại kỳ thi tiếng Hàn do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam tổ chức. Người lao động đạt yêu cầu về tiếng Hàn và đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các địa phương. Hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động đạt yêu cầu sẽ được nhập thông tin vào hệ thống mạng của Hàn Quốc để giới thiệu cho doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn. Người lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn sau khi hoàn thiện các thủ tục cần thiết sẽ xuất cảnh sang làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc. Người lao động nước ngoài được pháp luật Hàn Quốc bảo vệ và được hưởng những quyền lợi cơ bản bình đẳng như người lao động Hàn Quốc.

Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh hợp tác lao động, văn hoá, giao lưu nhân dân
Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí gia hạn chương trình viện trợ xuyên biên giới cho Syria
Top