Những ngày qua, danh sách 21 thí sinh được nâng từ 3 đến 25 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 được cho là con quan chức ở Sơn La xuất hiện trên mạng xã hội khiến dư luận bức xúc.
Những trường hợp được nâng điểm được cho là con lãnh đạo UBND thành phố, UBND huyện, sở GD&ĐT, cục trưởng, công an, giáo viên và nhiều cán bộ ở lĩnh vực khác tại Sơn La.
Đối với những cán bộ sai phạm, Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố 8 bị can về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (trong đó có 2 cựu công an) để điều tra vụ gian lận thi cử ở địa phương này.
Với những phụ huynh có con em được nâng điểm thi, dư luận không khỏi băn khoăn, đặt câu hỏi liệu họ có liên quan gì đến việc sửa điểm?
Gửi quan điểm đến Zing.vn, thạc sĩ - luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp), đánh giá đến nay, vụ án gian lận thi cử ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang đã xuất hiện nhiều tình tiết quan trọng.
Những thí sinh được nâng điểm và gia cảnh của các em đang dần lộ diện và thể hiện rõ dấu hiệu của hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ mà trong đó các thí sinh cũng có thể là đồng phạm đối với tội đưa hối lộ.
Danh sách con cán bộ ở Sơn La được nâng điểm thi THPT quốc gian 2019 được lan truyền trên mạng. Ảnh: Chụp màn hình. |
Số điểm mà các thí sinh này được nâng, được đánh tráo luôn từ đủ 28 điểm trở lên, bất kể số điểm thi thực là bao nhiêu, kể cả 1 điểm cũng nâng thành 28 điểm. Điều đó một lần nữa cho thấy dấu hiệu của hành vi chạy trường là rất rõ.
Bản danh sách các thí sinh được nâng điểm là con em của những ai cho thấy họ đều là những người có chức vụ, quyền hạn. Nội dung này cần được cơ quan điều tra làm rõ, công khai và là căn cứ để xử lý về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ thì mới đúng bản chất của vụ việc.
Nếu có căn cứ chứng minh phụ huynh hoặc người thân thí sinh đã có tác động (đưa, hứa hẹn) vật chất (tiền bạc, tài sản...) hoặc tác động phi vật chất (hối lộ tình dục, hứa tăng lương, hứa thăng chức, khen thưởng...) nhằm làm cho người có chức vụ quyền hạn sửa điểm, nâng điểm cho con cháu họ thì đó là hành vi đưa hối lộ.
Những học sinh cùng cha mẹ tác động vật chất, hoặc phi vật chất để được sửa điểm, nâng điểm sẽ là đồng phạm, cùng bị xử lý về tội danh này. Còn nếu có chứng cứ về việc học sinh và phụ huynh có cùng ý chí để thực hiện hành vi đưa hối lộ thì cả phụ huynh và học sinh đều bị xử lý hình sự.
Đối với người có chức vụ, quyền hạn mà nhận tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất để sửa điểm, nâng điểm thì sẽ bị xử lý về tội nhận hối lộ, quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Trường hợp của nhận hối lộ từ 1 tỷ đồng trở lên thì phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình.
Luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh: NVCC. |
Nói về việc công khai danh sách thí sinh được nâng điểm, luật sư Cường cho rằng Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Ở lứa tuổi học sinh lớp 12, các em đã đủ tuổi, đủ năng lực để chịu trách nhiệm hình sự.
Hiến pháp và pháp luật có quy định về quyền bí mật đời tư cá nhân. Tuy nhiên, với các trường hợp vi phạm pháp luật, gây hại cho xã hội, có nguy cơ làm mất an toàn cho cộng đồng thì cần phải công khai danh tính để thể hiện tính răn đe, phòng ngừa.
Trong vụ gian lận điểm thi gây rúng động dư luận thời gian qua, việc công khai danh sách những người đã tác động đến nâng điểm, sửa điểm và những học sinh được nâng điểm là hoàn toàn cần thiết.
Bên cạnh đó, cần phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự những người đã bàn bạc, xúi giục, giúp sức, chủ mưu và những người trực tiếp đã đưa tiền hoặc lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất cho người có chức vụ quyền hạn để sửa điểm, chạy trường.
Cũng theo thạc sĩ luật, công khai danh sách những thí sinh được nâng điểm còn là cơ sở để “minh oan” cho những học sinh có điểm cao thực sự nhưng đang bị nghi ngờ tiêu cực.
Luật gia cho rằng đến nay, cơ quan điều tra mới chỉ khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chưa khởi tố về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ là mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vụ án.
Tội Đưa hối lộ (Điều 364):
Nguồn bài viết : sxmb