Bên lề G20: Mỹ - Trung nói với nhau điều gì

2024-12-21 14:20:50
Indonesia kêu gọi các nước G20 chung tay cắt giảm khí thải
Hàng loạt thách thức chờ đợi Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình (Ảnh: CNN).

Đây cũng là cuộc đối thoại trực tiếp lần đầu tiên từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1/2021 và là cuộc đối thoại đầu tiên của ông Tập Cận Bình với phái Mỹ sau khi ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3.

Tính toán chiến lược của hai siêu cường

Cả thế giới dõi theo cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo hai nước trong thời điểm mà quan hệ giữa hai siêu cường thế giới đang đi xuống trong những năm gần đây.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nên mọi hoạt động của Trung Quốc đều tác động tới phần còn lại của thế giới. Trung Quốc cho rằng thế giới đang trong xu thế “Đông lên, Tây xuống” (châu Á vươn lên, Mỹ và phương Tây đi xuống), tạo ra cơ hội cho Trung Quốc. Sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20, Trung Quốc tăng cường giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, trong đó Chủ tịch Tập Cận Bình là “hạt nhân lãnh đạo” sẽ dẫn dắt Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển 100 năm lần thứ hai, trong bối cảnh quan hệ giữa các nước lớn đang có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều khả năng tác động thay đổi cục diện thế giới. Chủ trương đối ngoại chung của Trung Quốc xác định lấy quan hệ với nước lớn làm then chốt, với nước láng giềng đặt lên hàng đầu, với các nước phát triển làm nền tảng.

Quan hệ với Mỹ luôn là một nhân tố hàng đầu tác động tới chủ trương đối ngoại Trung Quốc. Từ 10 đến 15 năm tới, kinh tế Trung Quốc có thể thu hẹp đáng kể với kinh tế Mỹ. Hiện nay, với tiềm lực quốc phòng, nhất là bộ ba vũ khí chiến lược là tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom hạt nhân, Trung Quốc sớm có năng lực hạt nhân đủ mạnh có thể cạnh tranh và sẽ tự tin, cứng rắn hơn trong các điểm “nóng” với Mỹ. Điều này, giúp Trung Quốc có thể được nhiều quốc gia tin cậy và đồng thuận. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ gặp không ít thách thức trong quá trình mở rộng ảnh hưởng khi Mỹ và phương Tây không nhìn về Trung Quốc. Tại Đại hội 20, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo phải đối mặt về sự gia tăng các mối đe dọa và thách thức từ Mỹ.

Hiện nay, Mỹ là nền kinh tế số một thế giới, trong đối ngoại với các nước, Nhà Trắng cho rằng sự lãnh đạo của Mỹ là chìa khóa để vượt qua các mối đe dọa toàn cầu như biến đổi khí hậu, sự trỗi dậy của các nước… Trong chủ trương đối ngoại, Mỹ xác định ngay cả sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc vẫn là “thách thức lớn nhất”; đồng thời Mỹ phải giành chiến thắng trong cuộc “chạy đua kinh tế” với Trung Quốc nếu muốn duy trì ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Mỹ phải quản lý quan hệ với Trung Quốc, trong khi đối phó với một loạt thách thức xuyên quốc gia như: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, dịch bệnh, khủng bố, năng lượng, lạm phát...

Theo các chuyên gia đánh giá, Tổng thống Biden vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề quan trọng về chính sách đối ngoại, trong đó có vấn đề thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc làm các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, còn có những vấn đề mới nảy sinh từ hành động của Nga, mâu thuẫn với đồng minh lâu năm Saudi Arabia, sự phụ thuộc vào năng lượng Nga của Ấn Độ cũng như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) đã tuyên bố cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, bất chấp sự phản đối của Mỹ.

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Indonesia (Ảnh: g20.org)

Dự kiến chương trình nghị sự hai bên

Cuộc gặp sắp tới diễn ra có thuận lợi về phía Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình đã tái đắc cử Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Trong khi đó, Tổng thống Biden được dự báo sẽ có trở ngại khó khăn hơn sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, khi khả năng Đảng Cộng hòa đối lập giành quyền kiểm soát Hạ viện hoặc cả Hạ viện và Thượng viện (nơi ảnh hưởng chính sách ngoại giao của Mỹ).

Theo các nguồn tin, hai nhà lãnh đạo mong muốn chia sẻ quan điểm về quan hệ song phương. Hai bên sẽ thảo luận nhằm tìm cách quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm và cùng nhau bàn về những vấn đề có chung lợi ích. Hai bên cũng sẽ thảo luận về nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu. Trung Quốc sẽ nêu vấn đề Mỹ chèn ép sự phát triển kinh tế (hạn chế quyền truy cập của Trung Quốc vào công nghệ chip điện tử, vấn đề thuế hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ…), chính trị hóa làm ăn với Trung Quốc. Tổng thống Biden muốn biết “lằn ranh đỏ của mỗi bên”, muốn hiểu “lợi ích quan trọng” của Trung Quốc là gì; xác định xem liệu họ có xung đột với nhau hay không và nếu có thì giải quyết như thế nào?

Trong thảo luận, việc bảo đảm thống nhất Trung Quốc, trong đó “Vấn đề Đài Loan” sẽ là chương trình nghị sự hàng đầu, là vấn đề cốt lõi. Trung Quốc sẵn sàng có các động thái đáp trả mạnh mẽ với Mỹ hơn giai đoạn trước trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan. Trung Quốc sẽ không từ bỏ phương án sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan khi điều kiện chín muồi. Quyết tâm thống nhất Đài Loan đã được đưa vào trong Điều lệ Đảng sửa đổi tại kỳ Đại hội 20 với nội dung: Thực hiện đầy đủ, trung thành và kiên quyết chủ trương “Một quốc gia, hai chế độ”; kiên quyết phản đối và răn đe phe đòi Đài Loan độc lập. Phía Mỹ cho rằng “Học thuyết Đài Loan” là không thay đổi (ám chỉ chính sách “Một Trung Quốc” của Mỹ mà nước này công nhận Trung Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất).

Tuy nhiên, nhiều người không kỳ vọng cuộc gặp Mỹ - Trung bên lề G20 sẽ mang lại kết quả lớn hay giúp giảm căng thẳng, tháo gỡ các vấn đề. Nhưng họ hy vọng hai bên có thể thấu hiểu chung về những ưu tiên và ý định của bên còn lại, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và cùng gửi một thông điệp mạnh đến thế giới.

Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Theo hãng tin Sputnik, ngày 18/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Traveloka hỗ trợ tăng tốc chuyển đổi số của Indonesia thông qua Nhóm công tác kinh tế số (DEWG) của G20
Số hóa mang lại những lợi ích to lớn bằng cách cung cấp các cơ hội tăng trưởng kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả ngành du lịch. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, đại dịch COVID-19 đã tạo ra tới 21 triệu khách hàng kỹ thuật số mới từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2021.

Nguồn bài viết : Max 3D

Top