Ả Rập Xê Út mong muốn tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo tiếng Ả Rập tại Việt Nam

2024-12-20 19:12:19
Việt Nam thúc đẩy hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với New Zealand
Theo Đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chuyến thăm chính thức New Zealand, sáng 5/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thăm và dự Diễn đàn giáo dục Việt Nam - New Zealand tại Đại học Waikato, thành phố Hamilton. Trước khi tham dự Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đã gặp Ban lãnh đạo nhà trường.
JICA tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam
Hai bên đã có sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả thông qua các chương trình hỗ trợ vốn vay và các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ Đỗ Tuấn Minh cho biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, giao lưu giữa các nền văn hóa, và là cầu nối cho hội nhập, hợp tác giữa các quốc gia. Tiếng Ả Rập được biết đến là một trong sáu thứ tiếng được sử dụng tại Liên hợp quốc, là ngôn ngữ của kinh Koran, là ngôn ngữ chính thức của 25 quốc gia và được sử dụng bởi hơn năm trăm triệu người trên khắp thế giới. Ngôn ngữ Ả Rập đã đóng một vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học, văn học, văn minh và văn hóa trong nhiều thế kỷ. Tiếng Ả Rập cũng là ngôn ngữ phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Theo hiệu trưởng Đỗ Minh Tuấn, hòa chung với xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, Trường Đại học Ngoại ngữ đã bắt đầu đưa ngôn ngữ Ả Rập vào giảng dạy từ năm 1996. Trong những năm qua, trường đã có những đóng góp không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Ngôn ngữ Ả Rập, cũng như giới thiệu văn hóa Ả Rập tại Việt Nam.

Từ năm 2016, Trường cũng đã quyết định đưa ngày 18/12 trở thành một hoạt động kỷ niệm thường niên tại Trường, với mong muốn đây sẽ là cơ hội để toàn bộ giảng viên, sinh viên và tất cả những người yêu mến, lựa chọn theo học tiếng Ả Rập gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, từ đó nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ và nền văn hóa giàu có này.

"Sự kiện năm nay là cơ hội để giới thiệu, quảng bá về đất nước và văn hóa Ả Rập Xê Út cũng như cộng đồng nói tiếng Ả Rập nói chung”, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh nhấn mạnh.

Đại sứ Đặc mệnh toàn Vương quốc Ả Rập Xê Út tại Việt Nam Mohammed Ismaeil A.Dahlwy phát biểu tại buổi lễ.

Đại sứ Đặc mệnh toàn Vương quốc Ả Rập Xê Út tại Việt Nam Mohammed Ismaeil A.Dahlwy cho biết Ả Rập Xê Út đặc biệt coi trọng việc giữ gìn và bảo tồn ngôn ngữ Ả Rập, đồng thời tự nhận nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ ngôn ngữ này thông qua một chiến lược hành động tổng hợp.

Đại sứ quán Vương quốc Ả Rập Xê Út tại Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo tiếng Ả Rập tại Việt Nam, đặc biệt là Trường Đại học Ngoại ngữ. Sự hợp tác này hiện đã đạt được kết quả lớn thông qua sáng kiến Đại sứ quán ​​hỗ trợ Bộ môn tiếng Ả Rập biên soạn và in cuốn từ điển tiếng Ả Rập-Việt đầu tiên nhằm phục vụ sinh viên, giáo viên dạy tiếng Ả Rập và người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia Ả Rập.

Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh và Đại sứ Ả Rập Xê Út thực hiện ký kết về việc tài trợ của Đại sứ quán tới dự án làm cuốn từ điển Ả Rập - Việt đầu tiên tại Việt Nam.

Đại sứ quán cũng vui mừng phối hợp với Nhà trường triển khai cuộc thi hùng biện tiếng Ả Rập đầu tiên tại Việt Nam để giúp sinh viên tiếng Ả Rập nâng cao khả năng ngôn ngữ và các kỹ năng khác. Sự kiện này là bước khởi đầu cho sự hợp tác giữa hai bên và giai đoạn tới sẽ còn chứng kiến ​​nhiều hơn nữa các hình thức hợp tác, hỗ trợ khác nhau về giáo dục.

Trao giải cho các thí sinh đạt giải tại cuộc thi Hùng biện tiếng Ả Rập.

Sau phần kỷ niệm là Vòng chung kết cuộc thi “Hùng biện tiếng Ả Rập - ULIS ARABIC CUP 2022” với 6 đội thi. Chung cuộc, giải Nhất đã thuộc về nhóm sinh viên Đặng Thị Diễm Quỳnh - Đinh Quỳnh Trang - Lê Thị Thảo Vân với Dự án “Dự án Saudi xanh - Triển vọng tương lai”.

Ninh Bình mong muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với các địa phương, doanh nghiệp Nhật Bản
Đây là phát biểu của bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình tại buổi tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio vào ngày 12/11.
Tăng cường hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng, Nhà nước Lào
Sáng 14/11, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2022), 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022), và trao tặng huân, huy chương của Đảng, Nhà nước Lào cho các cá nhân, tập thể thuộc hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Top