Thống kê tập trung

Quy định mới với người nhập cảnh từ Nhật Bản về Việt Nam ngắn ngày

2024-12-21 12:06:20
Quy định mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội có lợi cho người lao động
Ban hành quy định mới đối với người nhập cảnh
Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất về việc áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày (còn gọi là Quy chế đi lại ưu tiên cho người từ Nhật bản nhập cảnh Việt Nam dưới 14 ngày)

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã có thông báo về Quy trình đi lại ngắn ngày giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong đó có đề cập đến việc việc áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày (còn gọi là Quy chế đi lại ưu tiên cho người từ Nhật bản nhập cảnh Việt Nam dưới 14 ngày).

Thông báo dành cho người nước ngoài (bao gồm công dân Nhật Bản hoặc nước thứ ba), nhập cảnh Việt Nam với các mục đích: nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, ngoại giao, công vụ và thân nhân của những người này.

Quy trình:

Bước 1: Trước khi vào Việt Nam

Xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Cơ quan/tổ chức mời đón khách xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chương trình làm việc, địa điểm lưu trú, phương tiện đưa đón, cách ly cụ thể cho khách nhập cảnh.

- Xin lệnh duyệt cấp thị thực: Sau khi có phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan/tổ chức mời đón khách làm thủ tục xin lệnh duyệt cấp thị thực với Cục Quản lý xuất nhập cảnh (theo hướng dẫn của Bộ Công an ban hành kèm theo công văn số 3374/BCA-QLXNC ngày 02/10/2020).

Cơ quan/tổ chức mời đón cần trình: (i) bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức; (ii) văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 ban hành kèm theo THông tư số 04/2015/TT-BCA).

+ Cơ quan/tổ chức mời đón nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (địa chỉ: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh)

+ Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Sau khi có lệnh duyệt cấp thị thực của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, xin thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản. Tất cả người nước ngoài phải xin thị thực, kể cả các đối tượng thuộc diện miễn thị thực theo hiệp định miễn thị thực trước đây, người có thẻ ABTC, thẻ thường trú tại Việt Nam…

- Các giấy tờ khác cần chuẩn bị:

+ Bảo hiểm y tế quốc tế hoặc Văn bản của cơ quan/tổ chức mời, đón tại Việt Nam cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp bị mắc covid-19

Bước 2: Mua vé và lên máy bay

- Khi mua vé, cần xuất trình: (i) Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu còn giá trị ít nhất 06 tháng; (ii) thị thực (visa) Việt Nam đã được cấp theo chương trình làm việc được phê duyệt.

- Khi lên máy bay, cần xuất trình: các giấy tờ trên cùng Giấy chứng nhận âm tính covid-19 theo quy định (thời gian xét nghiệm là từ 3-5 ngày trước ngày nhập cảnh Việt Nam)

*Lưu ý: cần nhập cảnh Việt Nam 1-2 ngày trước thời gian làm việc thực tế để bảo đảm thời gian chờ kết quả xét nghiệm PCR.

Bước 3: Tại cửa khẩu nhập cảnh

- Xuất trình Giấy chứng nhận âm tính covid-19

- Khai báo y tế điện tử, đo thân nhiệt. Nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sẽ được cách ly y tế ngay.

- Cài đặt ứng dụng giám sát y tế điện tử (Bluezone) tại Việt Nam.

- Tổ chức/cơ quan mời, đón tại Việt Nam đưa về nơi lưu trú đã được phê duyệt bằng xe riêng, không sử dụng xe công cộng.

Bước 4: Tại nơi lưu trú

- Lấy mẫu, xét nghiệm Real-time PCR khi về đến nơi lưu trú.

- Sau khi có kết quả âm tính với covid-19, được phép làm việc tại địa phương

- Thực hiện xét nghiệm PCR 2 ngày/lần trong thời gian lưu trú

- Tuân thủ triệt để địa điểm lưu trú và kế hoạch làm việc đã đăng ký, không sử dụng phương tiện công cộng

(theo Hướng dẫn y tế phòng, chống dịch covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày – ban hành kèm theo Công văn số 4674/BYT-MT ngày 31/08/2020)

Bước 5: Trước khi xuất cảnh Việt Nam

- Xét nghiệm lần cuối 01 ngày trước khi rời khỏi Việt Nam

- Sau 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ tiếp tục có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc và kết quản xét nghiệm âm tính thì được làm việc bình thường, không cần cách ly (với điều kiện thời hạn lưu trú ở Việt Nam còn giá trị).

*Lưu ý đối với khách ngoại giao, công vụ:

- Áp dụng tương tự Quy trình các bước nêu trên (trừ quy định về thị thực)

- Đối với khách VIP từ cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, được ưu tiên nới lỏng quy định như:

+ không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận âm tính với covid-19;

+ không phải cài đặt ứng dụng Bluezone;

+ không phải xét nghiệm covid-19 sau khi nhập cảnh

+ không phải xét nghiệm covid-19 khi xuất cảnh

*Lưu ý đối với khách ngoại giao, công vụ:

- Áp dụng tương tự Quy trình các bước nêu trên (trừ quy định về thị thực)

- Đối với khách VIP từ cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, được ưu tiên nới lỏng quy định như:

+ không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận âm tính với covid-19;

+ không phải cài đặt ứng dụng Bluezone;

+ không phải xét nghiệm covid-19 sau khi nhập cảnh

+ không phải xét nghiệm covid-19 khi xuất cảnh

Theo công văn 10688 BYT-MT-2021 của bộ y tế. Người nhập cảnh vào Việt Nam cần có chứng nhận tiêm 2 mũi Vaccin và chứng nhận âm tính trong 72h. Không còn quy định phương pháp xét nghiệm là RT-PCR ( phương pháp xét nghiệm thời gian thực).

Phương pháp xét nghiệm RT-PCR là phương pháp xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất, tuy nhiên mất nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ lên đến 2.5 man yên -4.5 man yên. Cho đến nay nhiều người Việt Nam vẫn chưa nắm được thay đổi trên nên phải tìm các trung tâm test RT-PCR.

Mọi công dân nhập cảnh vào Việt Nam có thể chủ động tìm những trung tâm xét nghiệm PCR thông thường giá khoảng 4000-5000 yên (Miễn là có giấy chứng nhận song ngữ hoặc tiếng Anh/ có dấu đỏ của bệnh viện, trung tâm xét nghiệm).

Chính phủ yêu cầu sửa quy định nhập cảnh với khách du lịch
Áp dụng quy định mới về đổi, trả vé tàu cho hành khách
Top