Giỗ Tổ Hùng Vương có từ bao giờ?

2025-01-17 18:50:27
Tỉnh Phú Thọ dâng hương Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ
Bắn pháo hoa nổ tầm cao nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021

Giỗ Tổ Hùng Vương (hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ) là một ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân cả nước kỷ niệm.

Ảnh minh họa/ Báo Phú Thọ

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền. Ở đây, nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa.

Thời nhà Nguyễn tiếp tục tôn vinh các Vua Hùng với chủ trương quốc thống, giao các địa phương kê khai thần tích; rước linh vị Đền Hùng vào thờ tại miếu Lịch đại đế vương ở Kinh thành Huế. Đồng thời, triều đình cấp tiền tu sửa, tôn tạo các đền: Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng...

Các vua nhà Nguyễn theo lệ cứ 5 năm (vào các năm tròn, năm chẵn) nhà nước đứng ra tổ chức Lễ Giỗ Tổ (Quốc lễ) tại Đền Hùng, còn các năm lẻ do địa phương tổ chức. Vào năm Khải Đinh thứ 2 (1917), quan tuần phủ Lê Trung Ngọc đã xin Bộ Lễ “ấn định ngày quốc lễ vào 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm làm ngày cả nước làm lễ tế Vua Hùng”.

Bộ Lễ đã thẩm xét và quy định cụ thể các phẩm phục, lễ phẩm, lễ nghi trong những ngày Giỗ Tổ một cách chặt chẽ. Phần lễ được diễn trang nghiêm trong các ngôi đền trên núi Hùng, phần hội gồm nhiều trò diễn dân gian diễn ra xung quanh chân núi Hùng. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp. Và từ đó đến nay, ngày này trở thành ngày Giỗ Tổ của cả nước.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước nâng lên thành Quốc giỗ. Trong đó:

Phần lễ: Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:

- Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

- Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên.

Phần hội:

Về phần hội, có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong dịp Lễ lớn của dân tộc này. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc - nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Dịp giỗ tổ Hùng Vương năm nay rơi vào ngày thứ Tư, 21/04/2021 Dương lịch.

Cà Mau: Tưng bừng Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Sông Đốc

Nguồn bài viết : Coi đá gà

Top