Ghẹ Hàm Ninh và những đặc sản nổi tiếng Phú Quốc |
Đà Nẵng ơi ta về làm… thực khách |
Những đặc sản nức tiếng SaPa làm say lòng thực khách |
“Ai về An Cựu, Đông Ba/ Ai qua Gia Hội, ai vô nội thành”. Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành biểu tượng của Huế, là địa điểm bất cứ du khách nào đến Huế cũng phải ghé qua để thưởng thức những đặc sản rất Huế.
Cơm hến là món ăn quá đỗi dân dã, quá đỗi nổi tiếng của Huế. Cơm trắng nấu chín, để nguội thêm một phần thịt hết và tóp mỡ chiên giòn cùng một chút mắm ruốc Huế vừa bùi, vừa chát vừa cay. Rau sống ăn kèm gồm có bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu thơm.
Cơm hến - món ăn dân dã của Huế. (Ảnh: Vntrip) |
Cơm hến ăn nguội, cơm hến không phải ăn cho no mà ăn cho thèm. Đôi khi có người ghé chợ, kêu liền 2 tô cơm hến, ăn xong vẫn không thấy đã. Mà cơm hến chỉ có ở Huế, chỉ ăn ở Huế thôi mới thấy hết được vị ngọt, vị thanh, vị ngậy.
Khắp trong Nam ngoài Bắc, bây giờ ở đâu cũng có quán bún bò Huế. Nhưng bún bò Huế chẳng nơi nào có thể bắt chước được. Nếu bún bò ở nơi khác lấy vị ngọt từ nước hầm xương thì bún bò Huế lấy xác ruốc để chắt lấy vị cho bát bún.
Bún bò Huế. (Ảnh: Traveloka) |
Chính vì thế, bát bún bò Huế vị mặn nồng, đậm đà hơn nhiều. Sợi bún ở đây cũng khác, người Huế dùng bún gạo sợi nhỏ để ăn cùng chứ không phải bún sợi to như ở một vài nơi khác.
Bánh bột lọc Huế có hai loại, bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong và loại bánh trần không gói lá. Nhưng dù là loại bánh nào, thì bánh đều có phần bột mềm và trong suốt nhìn thấy cả nhân tôm và thịt bên trong. Đôi khi, nhân còn có cả măng khô cay nữa.
Bánh bột lọc. (Ảnh: Vntrip) |
Bánh bột lọc không cần ăn kèm với rau sống, chỉ cần chấm nước mắm cay là đủ cho một buổi chiều mưa giăng giăng kinh thành ngồi xuýt xoa cái thứ bánh vừa mềm vừa mịn, vừa ngọt vừa cay.
Vào chợ Đông Ba có hẳn một “phố” chuyên bán các loại mắm Huế trong đó không thể thiếu tôm chua. Tôm đã có vị thanh mát, ngọt dịu được pha với cay nồng từ các loại gia vị trở thành một thức chấm tuyệt vời.
Thịt luộc chấm tôm chua. (Ảnh: Vntrip) |
Chế biến tôm chua Huế cũng rất cầu kỳ. Tôm được chọn phải là tôm nước ngọt, tôm sông, mình nhỏ mà béo. Tôm chua thường được ăn kèm như gỏi cuốn với thịt luộc, bánh tráng cùng các loại rau sống hoặc thậm chí nếu lười quá, có thể ăn ngay với cơm nóng cũng rất ngon.
Ai ở xa có dịp vào Huế cũng đều mua mè xửng về làm quà. Thức quà này thân thuộc đến mức, đôi khi chỉ cần nhìn thấy mè xửng thôi là biết nhà này có người quen vừa đi Huế về. Mè xửng trở thành niềm tự hào của dân Huế là vì thế.
Mè xửng. (Ảnh: Foody) |
Mè xửng là thứ kẹo ngọt, dai dai, ăn mãi vẫn thấy ngán. Mè (vừng) và xửng (cách hoán đường) kết hợp trở thành tên của loại kẹo này. Mùi mè rang thơm, vị ngọt của đường và béo của đậu phộng trong kẹo khiến ăn hoài cũng không thấy ngán.
Tré Huế. (Ảnh: Vntrip) |
Tré Huế là món ăn mang đậm phong cách riêng biệt của Huế. Tré có hai loại là tré bò và tré heo. Với tré bò màu nâu thơm mùi thính và có vị ngọt đậm, thêm chút thịt ba chỉ rán vàng, thái sợi, trộn riềng, tỏi, thính, bọc lá ổi, gói bằng lá chuối như nem chua. Còn tré heo màu đỏ nâu làm bằng thịt ba rọi rán vàng thái chỉ rồi cũng trộn các nguyên liệu như trên và gói bằng lá chuối.
Bún thịt nướng. (Ảnh: Top10hue) |
Người Huế thích ăn cay, vì thế bún thịt nướng hay bánh ướt thịt nướng đều có vị cay không thể lẫn vào đâu được. Thịt ướp vừa đủ, thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng. Kết hợp với bún hoặc bánh ướt đều rất hợp vị và trở thành món ăn minh chứng một điều: đặc sản Huế chưa bao giờ khiến chúng ta thất vọng.
Nguồn bài viết : Coi đá gà