Vì sao Nga đặc biệt quan tâm tới "chính biến" ở Kazakhstan dù chính phủ không yêu cầu hỗ trợ? |
Vận tải cơ An-124 Nga tức tốc tới Kazakhstan |
Trong bài bình luận mới đây trên tờ RT sau khi Moskva quyết định can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan, Fyodor Lukyanov - Tổng biên tập tờ Các vấn đề toàn cầu của Nga cho biết, việc xảy ra bạo loạn trên diện rộng ở một quốc gia có nền chính trị ổn định như Kazakhstan khiến giới phân tích và quan sát quốc tế chưa hết khỏi ngạc nhiên thì giờ đây, họ tiếp tục chứng kiến một cột mốc quan trọng khác đối với không gian hậu Xô Viết. Đó là khi Nga dẫn đầu lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO tiến vào ổn định tình hình ở Kazakhstan. Và đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ kể từ khi nước Nga mới được khai sinh
Các binh sĩ Nga được lệnh triển khai đến Kazakhstan. Nguồn: zvezdanews |
Được biết, trước đó, vào sáng 6/1, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đã thông qua nghị quyết triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) đến Kazakhstan, theo lời đề nghị của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Động thái này của CSTO được nhận định là sẽ giúp Nursultan vãn hồi lại tình hình bất ổn ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, hành động này dường như lại xóa nhòa ranh giới giữa các vấn đề nội bộ của Kazakhstan và sự can thiệp từ bên ngoài, cụ thể là từ CSTO.
Trong khi đó, về phía Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, dù đã có bước đi nhượng bộ người biểu tình nhưng động thái này gần như không mang lại kết quả tích cực nào.
Ông Tokayev sau đó đưa ra cáo buộc một số nhóm khủng bố từ bên ngoài đang tiếp tay cho các phần tử cực đoan chống phá chính quyền trung ương thông qua các cuộc biểu tình - hành động ông xem là như “xâm lược”. Tuyên bố trên đồng thời cũng là cơ sở để Tổng thống Tokayev đề nghị CSTO triển khai quân can thiệp khi quốc gia này đang bị tấn công từ bên ngoài.
Các cuộc bạo loạn ở Kazakhstan nhìn chung giống với kịch bản chuyển giao quyền lực chóng vánh ở Kyrgyzstan, cũng như ở Armenia cách đây 3 năm trước. Ở thời điểm đó, Nga gần như không có động thái nào sẽ can thiệp, đồng thời cho rằng đây là vấn đề nội bộ của Kyrgyzstan và Armenia. Tuy nhiên, lần này, với Kazakhstan thì lại khác. Moskva đã lập tức có hành động ngăn chặn chính quyền Nursultan sụp đổ.
Nga bỏ qua những lời cảnh báo và bắt tay ngay vào hành động, có lẽ vì họ cho rằng chính phủ Kazakhstan không còn khả năng cầm cự.
Theo phân tích, đối với trường hợp của Kazakhstan, đây lần đầu tiên Nga sử dụng CSTO để phục vụ các mục tiêu chính trị của riêng mình bởi rõ ràng là lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO được triển khai tới Kazakhstan sẽ chủ yếu là quân đội Nga.
Thêm nữa, việc triển khai quân đến Kazakhstan cũng mang đến cho Moskva nhiều cái lợi. Thứ nhất, điều này đảm bảo một phản ứng hiệu quả bởi Kazakhstan đồng ý để quân đội Nga trên đất của họ. Thứ hai, việc sử dụng danh nghĩa liên minh mang lại cho Moskva nhiều cơ hội hơn và đồng thời chỉ ra sự tồn tại của CSTO là cần thiết.
Thứ ba, với các cuộc đàm phán giữa Nga và Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh khu vực, đây cũng được xem là một lời nhắc nhở cho Washington rằng Moskva có thể đưa ra các quyết định quân sự và chính trị nhanh chóng và không chính thống để tác động đến các sự kiện trong phạm vi lợi ích của mình.
Nga khẳng định chưa xem xét công nhận chính quyền lâm thời do Taliban thành lập |
Hải quân Nga lập đội công binh chuyên triển khai căn cứ dã chiến vùng bờ biển |
Nguồn bài viết : poker