TP.HCM khởi động loạt dự án nhà ở xã hội dịp 30/4 |
Hàn Quốc hỗ trợ xây 10 nhà ở xã hội cho gia đình khó khăn ở Phú Yên |
Trong số này có việc khởi công dự án nhà lưu trú công nhân tại khu chế xuất Linh Trung 2, TP Thủ Đức (ngày 25/4); động thổ, khởi công 2 dự án nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh và 1 dự án nhà tái định cư tại cư xá Thanh Đa với quy mô 1.750 căn hộ ở quận Bình Thạnh (ngày 26/4); hoàn thành xây dựng 52 căn hộ tái định cư tại chung cư 251 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình (ngày 27/4)...
Sở Xây dựng TP.HCM phối hợp cùng Công ty Điền Phúc Thành tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội phường Long Trường, TP Thủ Đức hôm 26/4. Ảnh: SGGP |
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng cho biết, đến nay thành phố ghi nhận có gần 5.600 nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội. UBND TP Thủ Đức đã có văn bản xin chủ trương quy hoạch 3 vị trí làm khu lưu trú công nhân tại Khu Công nghệ cao TP.HCM với quy mô khoảng 90ha, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hơn 80.000 người; đồng thời tiếp tục rà soát quỹ đất công, quỹ đất quy hoạch chưa khả thi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân.
Trong khi đó, quận 7 cũng đề xuất TP.HCM phê duyệt 9 khu đất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, như khu đất tại số 4 Phạm Hữu Lầu rộng hơn 15.400m2; khu đất tại 261A Lâm Văn Bền rộng hơn 6.400m2; khu đất trên đường Nguyễn Văn Quỳ rộng gần 29.700m2… Trong các khu đất trên, hiện quận 7 đang xây dựng 3 đề án chỉnh trang đô thị khu vực sông Ông Lớn (quy mô khoảng 20,2ha), khu rạch Bần Đôn (quy mô khoảng 27ha) và ao Song Tân (quy mô khoảng 24ha) để xây nhà ở xã hội, thay thế chỗ ở cho 1.300 hộ ven và trên các tuyến kênh rạch này. UBND quận 7 đã khảo sát, lập điều chỉnh quy hoạch, mời gọi nhà đầu tư và đang hoàn thiện đề án để trình TP.HCM xin chủ trương thực hiện.
Tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI (nhiệm kỳ 2020-2025) diễn ra vào ngày 27/4 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chỉ đạo tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra sau đại dịch, trọng tâm là công tác phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Cụ thể TP.HCM nghiên cứu triển khai các dự án xây dựng nhà ở phục vụ công nhân, người lao động. Trong đó, khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về pháp luật để từng bước hiện thực hóa chương trình nhà ở xã hội và giải tỏa nhà tạm trên kênh rạch.
Trước đó, tại hội nghị tiếp xúc cử tri là nữ công nhân, viên chức, lao động năm 2022 do Thường trực HĐND TP.HCM tổ chức hôm 24/4, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP.HCM cũng yêu cầu tập trung đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2025 với chỉ tiêu dự kiến phát triển thêm khoảng 2,5 triệu m2 sàn xây dựng (tương đương khoảng 35.000 căn hộ); nhanh chóng giải quyết các thủ tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án; đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án theo Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2025 đã được HĐND TP.HCM thông qua.
Cùng với đó, phải tiếp tục rà soát, tạo lập quỹ đất và đầu tư xây dựng các hạ tầng xã hội và các tiện ích phục vụ công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp chưa được đầu tư. Đặc biệt ưu tiên xây dựng nhà lưu trú, nhà cho công nhân thuê trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, có cơ chế hỗ trợ đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian đầu tư và chính sách hỗ trợ tài chính để thu hút chủ đầu tư thực hiện dự án.
Theo khảo sát lần gần đây nhất của Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP. HCM (Hepza), có khoảng 74% là công nhân từ các tỉnh thành khác đến TP.HCM làm việc, trong số này có 70% có nhu cầu về nhà ở. Hiện tại, 17 khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động đã có 16 dự án nhà ở, nhà lưu trú công nhân với quy mô 21.000 chỗ ở. Tuy nhiên con số này mới đáp ứng khoảng10% nhu cầu thực tế. |
Hà Nội phấn đấu phát triển 44 triệu m2 sàn nhà ở trong giai đoạn 2021-2025 |
Đề xuất có nhà ở xã hội 15 triệu đồng/m2 |